Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Warsaw về những tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer cho rằng tình hình dự trữ vũ khí hiện nay "đã nhìn thấy đáy thùng".
Theo ông Bauer, NATO đã tặng các hệ thống vũ khí và đạn dược cho Ukraine và "điều này là tốt, nhưng không phải từ các kho chứa đầy hàng, vì NATO đã bắt đầu việc đó từ các kho ở châu Âu chỉ còn một nửa hoặc chưa đến một nửa sức chứa và giờ những nhà kho như vậy đang cạn kiệt".
Tổ hợp pháo phản lực dẫn đường chính xác M142 HIMARS của Mỹ. (Nguồn: Reuters) |
Phát biểu trong ngày đầu tiên của Diễn đàn (3/10), ông Bauer nhấn mạnh, ngân sách đã gia tăng nhiều năm trước cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng ngành công nghiệp vũ khí lại không tăng năng lực sản xuất.
Đô đốc Bauer nêu rõ: "Và điều đó đã dẫn đến tình trạng giá cả cao hơn ngay từ trước cuộc xung đột. Vấn đề thực sự (trở nên) trầm trọng hơn bởi thực tế là chúng ta trao các hệ thống vũ khí và đạn dược cho Ukraine, nhưng không phải từ những nhà kho đầy ắp. Chúng ta đang trao đi từ những nhà kho chỉ còn một nửa hoặc ít hơn ở châu Âu. Và những nhà kho đó hiện đang cạn kiệt...".
Do đó, theo Đô đốc Bauer, ngành công nghiệp vũ khí NATO cần tăng cường sản xuất với nhịp độ cao hơn và với quy mô lớn.
Người đứng đầu Ủy ban Quân sự cũng hối thúc NATO cần có các biện pháp hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại tình trạng thiếu đầu tư đã kéo dài trong nhiều thập kỷ qua. Theo ông Bauer, các bước tiếp theo trong phòng thủ tập thể sẽ cần đến sự hợp tác công-tư chặt chẽ và chủ động hơn và "NATO sẽ mạnh mẽ hơn và sẵn sàng hơn bao giờ hết".
Trong khi đó, cũng tại diễn đàn trên, Bộ trưởng Quốc phòng Anh James Heappey đã nhấn mạnh, mặc dù các kho dự trữ có thể bị cạn kiệt nhưng "việc viện trợ vũ khí cho đất nước Ukraine đang bị xung đột quân sự tàn phá vẫn phải được tiếp tục".
Mới đây, trong một thông tin liên quan việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 6/10, chính phủ nước này đã quyết định chuyển giao cho Ukraine khoảng 1,1 triệu viên đạn 7,62 mm tịch thu của Iran.
Trước năm 2022, Hải quân Mỹ và các nước đồng minh đã chặn bắt một số vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược từ Iran đến lực lượng nổi dậy Houthi tại Yemen. Ngày 20/7/2023, Bộ Tư pháp Mỹ đã hoàn tất các thủ tục cho phép chính quyền Mỹ sở hữu các loại vũ khí đạn được này.
| Giá vàng hôm nay 7/10/2023: Giá vàng lấy đà hồi phục, vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh, liệu có thể đảo chiều vững chắc? Giá vàng hôm nay 7/10/2023 có dấu hiệu phục hồi từ mức thấp nhất trong gần 7 tháng. Giá vàng trong nước nhanh chóng lấy ... |
| Tình hình Ukraine: Nga kiểm soát ‘tuyệt đối’ các đảo ở cửa sông Dnipro, dự trữ ngân sách EU bị vắt kiệt, Tổng thống Zelensky đến Tây Ban Nha Ngày 5/10, theo Chỉ huy các đơn vị của lữ đoàn phòng thủ bờ biển thuộc nhóm quân Dnipro của Các Lực lượng Vũ trang ... |
| Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, người trong lại lục đục, EC quyết làm điều 'kiêng kỵ' Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu bàn cụ thể, nghiêm túc về gói trừng ... |
| Tổng Giám đốc IMF: Kinh tế thế giới thể hiện khả năng phục hồi đáng nể Trong bài phát biểu chuẩn bị cho cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) vào ... |
| Châu Á giảm tốc? Cách mạng kinh tế đưa châu Á trở thành lục địa hội nhập nhất thế giới. Song, chính độ mở cao lại khiến các nền ... |