📞

Nền kinh tế phục hồi đúng hướng, Trung Quốc vẫn chưa hết lo?

Linh Chi 11:08 | 16/03/2023
Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc dường như đang đi đúng hướng khi liên tục đón tín hiệu vui từ chi tiêu tiêu dùng, sản lượng công nghiệp và đầu tư.
Người tìm việc xếp hàng bên ngoài một hội chợ việc làm ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây vào ngày 18/2/2023.

Ngày 15/3, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) thông báo, trong 2 tháng đầu năm nay, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng của nước này tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đảo ngược sự sụt giảm trong 3 tháng trước đó. Đây là một chỉ số quan trọng về sức mua của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo NBS, 2 tháng đầu năm 2023, tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng của Trung Quốc đạt 7.700 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1.120 tỷ USD).

Doanh số bán lẻ tăng trở lại trong bối cảnh Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, mở cửa lại biên giới và đón mừng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Mức tăng trưởng 3,5% trên phù hợp với kỳ vọng và tốt hơn nhiều so với mức giảm 1,8% trong tháng 12/2022, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phục hồi.

Cùng với việc Bắc Kinh tuần này nối lại cấp thị thực du lịch, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục cải thiện trong năm 2023.

Song song với đó, trong 2 tháng đầu năm, đầu tư vào tài sản cố định, chẳng hạn như bất động sản và cơ sở hạ tầng, tăng 5,5%, vượt qua ước tính. Đặc biệt, chi tiêu vốn cho điện, cơ sở sưởi ấm và đường sắt tăng khoảng 20%.

Ông Zhiwei Zhang, chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management nhận định: “Dữ liệu kinh tế nói trên xác nhận sự phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đi đúng hướng. Các số liệu nói trên cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc".

Các nhà phân tích từ Capital Economics thì cho rằng, sự gián đoạn do đại dịch Covid-19 giảm dần đã dẫn đến sự cải thiện nhanh chóng trong các điều kiện kinh tế vào đầu năm nay.

Nhưng có một số điểm yếu trong dữ liệu được NBS công bố ngày 15/3.

Theo Công ty dữ liệu BigOne Lab có trụ sở tại Bắc Kinh, tổng số việc làm được đăng tuyển trên các nền tảng tuyển dụng lớn ở Trung Quốc trong hai tháng đầu năm giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, xuất khẩu - động lực chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đã chậm lại đáng kể. Nhu cầu từ các đối tác thương mại lớn như Mỹ đang giảm khi các nền kinh tế lớn đối mặt với lạm phát gia tăng và tăng trưởng trì trệ.

tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng đầu tư Natixis cũng nhận thấy,

(theo CNN, SCMP)