Nền kinh tế Trung Quốc cần 'bơm' thêm rất nhiều tiền

Linh Chi
Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tuyên bố sẽ có nhiều biện pháp chủ động hơn vào năm 2025 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giới phân tích cũng nhận thấy nền kinh tế nước này cần thêm rất nhiều tiền.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Nguồn: CFOTO)
Giảm phát, nhu cầu tiêu dùng yếu và ngành bất động sản bấp bênh đã làm tổn hại đến quỹ đạo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. (Nguồn: CFOTO)

Ba quý đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 4,8% tiến gần đến mục tiêu 5% mà Bắc Kinh đã đặt ra trong năm. Dù vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Giảm phát, nhu cầu tiêu dùng yếu và ngành bất động sản bấp bênh đã làm tổn hại đến quỹ đạo tăng trưởng của đất nước.

Trong khi đó, căng thẳng thương mại với Mỹ - có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump - đã và sẽ tiếp tục gây tổn hại đến xuất khẩu của Trung Quốc. Xuất khẩu được cho là lĩnh vực giúp Bắc Kinh vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Gói kích thích ấn tượng, nhưng chưa đủ

Tin liên quan
Mỹ chính thức Mỹ chính thức 'tiêu' tài sản Nga bị phong tỏa, 20 tỷ USD đã đến Ukraine, Tổng thống Zelensky nói gì?

Vào tháng 9/2024, đất nước tỷ dân đã bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng trị giá 2,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 370 tỷ USD) để khuyến khích cho vay, cắt giảm lãi suất, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng mới và hỗ trợ cho các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.

Tháng 11/2024, chính phủ Trung Quốc tiếp tục công bố khoản hỗ trợ trị giá 10 nghìn tỷ nhân dân tệ để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng nợ giữa các chính quyền khu vực.

Đây là những nơi đã vay rất nhiều cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế trong những năm gần đây.

Các biện pháp nói trên đã tạo nên một đợt tăng giá ngoạn mục đối với cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu lớn nhất được niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã tăng vọt 35%.

Bà Jiayu Li, cộng sự cấp cao tại Công ty tư vấn chính sách công Global Counsel có trụ sở tại Singapore cho hay: "Có suy đoán rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ có chính sách hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng nhưng hiện tại chưa có chính sách nào như vậy".

Bà cho biết, mặc dù gói kích thích được công bố là "ấn tượng", nhưng chủ yếu tập trung vào việc tái cấu trúc các khoản nợ hiện có và "không thể được coi là một biện pháp kích thích mới".

"Bắc Kinh vẫn đang đánh giá thấp quy mô nợ của chính quyền địa phương ở mức 14,3 nghìn tỷ nhân dân tệ. Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra con số nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc là 60 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 47,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)", bà Jiayu Li nhấn mạnh.

Theo giới chuyên gia, các biện pháp mới đây của Trung Quốc đưa ra lớn hơn nhiều so với số tiền được giải ngân sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Khi đó, nước này "tung" gói kích thích trị giá 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Nhưng ở thời điểm ấy, các biện pháp này tương đương với gần 13% GDP lớn hơn so với khoảng 10% trong năm nay.

Sự can thiệp của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính giúp đất nước duy trì mức tăng trưởng GDP trên 8%.

George Magnus, cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford tin rằng, loạt biện pháp mới nhất sẽ chỉ có "tác động không đáng kể" đến tăng trưởng, vì chúng sẽ làm giảm áp lực cắt giảm ngân sách đối với chính quyền địa phương và tỉnh.

Ông nhận thấy, Bắc Kinh cần phải thực hiện các bước "cấp tiến" để giải quyết nhiều vấn đề mang tính cấu trúc trong nền kinh tế.

Nhiều nhà quan sát khác cũng cho rằng, những động thái gần đây chưa đủ mạnh, đặc biệt là khi ông Trum đã lên tiếng đe dọa sẽ áp thuế mới đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.

Tháng trước, Tổng thống đắc cử tuyên bố sẽ áp thêm 10% thuế đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ và có khả năng nâng mức thuế chung lên 35%.

Một cuộc thăm dò gần đây của các nhà kinh tế do hãng tin Reuters (Anh) thực hiện dự đoán, mức thuế mới của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây tổn hại đến tăng trưởng của Trung Quốc tới 1% mỗi năm.

TQ...................
Trung Quốc cần chính sách hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng. (Nguồn: Reuters)

Nhân dân tệ "chịu trận"

Nhưng không phải ai cũng nghĩ vậy.

Ông Magnus cho biết, mức thuế quan mới sẽ không có tác động lớn đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đồng Nhân dân tệ mới là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Trong đợt áp thuế đầu tiên của ông Trump vào tháng 3/2018, Bắc Kinh để đồng Nhân dân tệ mất giá. Điều này giúp hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn.

Đến tháng 8/2019, đồng tiền này đã giảm khoảng 12% so với USD, đạt mức thấp nhất trong gần một thập kỷ. Ngay sau đó, Washington đã "tố" Bắc Kinh "thao túng tiền tệ" và áp thuế mạnh hơn với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều tháng.

Cần thêm rất nhiều tiền

Ông Huang Yiping, Hiệu trưởng Trường phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh và là thành viên thuộc Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc kêu gọi một chương trình kích thích lớn hơn nhiều để ổn định và thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Trong một cuộc phỏng vấn tháng này với tờ South China Morning Post, ông đã kêu gọi Bắc Kinh triển khai "Kế hoạch Marshall của Trung Quốc" - ám chỉ chương trình viện trợ kinh tế sau Thế chiến thứ II do Mỹ khởi xướng để tái thiết châu Âu.

Kế hoạch mà ông Huang đề xuất sẽ sử dụng năng lực công nghiệp dư thừa của Trung Quốc để giúp các nước thu nhập thấp ở Nam Bán cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mới và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, đề xuất này có khả năng sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ phương Tây, vốn đã lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Ngày 9/12, Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao đã họp để vạch ra kế hoạch kinh tế cho năm 2025.

Hãng thông tấn Tân Hoa xã đưa tin, các quan chức kêu gọi chính sách tiền tệ "thoải mái" hơn, mạnh mẽ thúc đẩy tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư và mở rộng toàn diện nhu cầu trong nước.

Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, năm tới, Bắc Kinh cần phải bơm thêm nhiều tiền hơn nữa vào nền kinh tế, với dự báo dao động từ 5 đến 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ.

Trong khi đó, ông Carlos Casanova, một nhà kinh tế cấp cao về châu Á tại Union Bancaire Privee nhận thấy, Trung Quốc cần thêm một gói kích thích lên tới 23 nghìn tỷ Nhân dân tệ.

Các nhà phân tích cũng khuyến nghị, bất kỳ biện pháp kích thích nào trong tương lai cũng nên tập trung vào chi tiêu phúc lợi xã hội cho các hộ gia đình và hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, thay vì các dự án đầu tư công nghiệp và cơ sở hạ tầng truyền thống.

BIDV ra mắt công cụ tài chính mới để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

BIDV ra mắt công cụ tài chính mới để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Sản phẩm mới nằm trong chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm tài chính bền vững của BIDV, bên cạnh các sản phẩm Tín ...

Nvidia bị Trung Quốc 'gọi tên', tập đoàn Mỹ tuyên bố sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi

Nvidia bị Trung Quốc 'gọi tên', tập đoàn Mỹ tuyên bố sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi

Ngày 9/12, Trung Quốc thông báo đã mở cuộc điều tra đối với tập đoàn sản xuất chip khổng lồ Nvidia của Mỹ liên quan ...

Phản ứng mới nhất của Canada về mức thuế quan từ Mỹ, khẳng định sẽ làm điều như cách đây 8 năm

Phản ứng mới nhất của Canada về mức thuế quan từ Mỹ, khẳng định sẽ làm điều như cách đây 8 năm

Ngày 10/12, tờ Wall Street Journal đưa tin, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả nếu Tổng thống đắc ...

Mỹ chính thức 'tiêu' tài sản Nga bị phong tỏa, 20 tỷ USD đã đến Ukraine, Tổng thống Zelensky nói gì?

Mỹ chính thức 'tiêu' tài sản Nga bị phong tỏa, 20 tỷ USD đã đến Ukraine, Tổng thống Zelensky nói gì?

Ngày 10/12, Mỹ thông báo đã giải ngân khoản vay trị giá 20 tỷ USD cho Ukraine, được bảo đảm bằng lợi nhuận thu được ...

Nhật Bản: Thâm hụt thương mại kỹ thuật số 2024 cao kỷ lục, dự đoán tăng mạnh đến năm 2030

Nhật Bản: Thâm hụt thương mại kỹ thuật số 2024 cao kỷ lục, dự đoán tăng mạnh đến năm 2030

Theo chuyên gia của Ngân hàng Mizuho, Nhật Bản có thâm hụt kỹ thuật số lớn nhất trong số các thành viên của Tổ chức ...

(theo DW)

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

Baoquocte.vn. Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là 'mỏ vàng' về năng lượng tái tạo.
Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1, thời tiết lạnh giá thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa Đông đã hỗ trợ giá dầu quay đầu tăng tốc hơn 1% tại phiên giao dịch ngày 9/1.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1 đồng USD được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Phiên bản di động