Nga đang cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó có Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu. (Nguồn: Izvestia) |
Nếu Nga dừng cung cấp khí đốt hoàn toàn từ giữa tháng 7/2022, mức độ sụt giảm của nền kinh tế sẽ là đặc biệt đáng kể, có thể đến 6% trong một năm tới ở một số nước Trung và Đông Âu, những nước mà mức tiêu thụ khí đốt của Nga là lớn và các nguồn cung thay thế bị hạn chế, nhất là Hungary, Slovakia và Czech.
Các quan chức IMF cũng nhận định các vấn đề về nguồn cung khí đốt có thể đã khiến hoạt động kinh tế ở Liên minh châu Âu giảm 0,2% trong nửa đầu năm nay, so với khi nhu cầu khí đốt được đáp ứng.
Trong bài viết trên Financial Times, IMF cũng dự báo, trừ khi khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) được chia sẻ và được kiểm soát giá, mọi hành động của Nga nhằm ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu sẽ khiến kinh tế suy giảm hơn 5% trong năm tới ở Czech, Hungary, Slovakia và Italy.
Trước đó một ngày, hãng tin Reuters đưa tin, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã thông báo cho khách hàng ở châu Âu rằng tập đoàn này không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt do những tình huống "bất thường". Điều này làm gia tăng lo ngại ở châu Âu rằng Nga có thể không khởi động lại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) vào ngày 21/7.