Trước đó, TikTok cũng đã bị Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu cấm trên thiết bị công từ năm 2022. Song, nhiều bang đã thực hiện động thái tương tự. Nhiều nhà hoạch định chính sách Mỹ lo ngại về việc thông tin của người dùng trong nước có thể bị Bắc Kinh truy cập nếu như ByteDance – công ty mẹ của TikTok – phải giao dữ liệu theo luật.
Tại nhiều bang khác của Mỹ, TikTok cũng bị cấm trên thiết bị công. |
Cụ thể, người phát ngôn của Tòa thị chính New York cho biết lệnh cấm đã được ban hành sau khi Bộ tư lệnh Không gian mạng của thành phố kết luận nền tảng TikTok “đặt ra nguy cơ an ninh với mạng lưới kỹ thuật của thành phố”. “Dù mạng xã hội làm tốt việc kết nối giữa người dân New York với nhau và với thành phố, chúng tôi phải đảm đảm luôn sử dụng những nền tảng này một cách an toàn”, người này nói.
Theo đó, các cơ quan của New York phải gỡ bỏ ứng dụng khỏi thiết bị công trong vòng 30 ngày. Nhân viên của thành phố cũng bị cấm tải hay sử dụng ứng dụng, truy cập website của mạng xã hội TikTok trên thiết bị do chính phủ cấp.
TikTok cũng đã trình kế hoạch lên chính phủ Mỹ nhằm bảo đảm an toàn cho dữ liệu người dùng Mỹ song vẫn chưa đủ sức xoa dịu lo lắng của nhà quản lý. Trong hơn 3 năm qua, Quốc hội Mỹ cố gắng thúc đẩy luật cấm TikTok trên toàn quốc nhưng chưa thành công.
Một số bang của Mỹ cũng đưa ra lệnh cấm TikTok trên thiết bị chính phủ, song vài thị trưởng còn mạnh tay hơn. Hồi tháng 5, Thị trưởng bang Montana Greg Gianforte thông qua dự luật cấm TikTok trên toàn bang và là bang đầu tiên của nước Mỹ làm điều này. Sau đó, người dùng TikTok cùng TikTok đã kiện bang này lên tòa án, cáo buộc vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân Montana.
Bang New York cũng đã ban hành lệnh cấm TikTok trên thiết bị chính phủ kể từ năm 2020 thông qua chính sách nội bộ. Nhưng, chính sách vẫn cho phép nhân viên quan hệ công chúng sử dụng ứng dụng cho mục đích tiếp thị.