TIN LIÊN QUAN | |
BRICS khẳng định vai trò trung tâm của LHQ và luật pháp quốc tế | |
BRICS kêu gọi hợp tác chống tham nhũng, khủng bố và dịch bệnh |
Việc hai nước ký kết nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho thấy quan hệ song phương đang ngày càng được thắt chặt.
18 văn kiện hợp tác mới
Tại cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Ấn Độ, hai nước đã thảo luận quan hệ song phương, tình hình Syria, Afghanistan, cuộc chiến chống khủng bố và hợp tác năng lượng nguyên tử và kĩ thuật quân sự. Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga và Ấn Độ có lập trường tương đồng về các vấn đề quốc tế mà một trong các hướng hợp tác chính là chống khủng bố. Tổng thống Putin bày tỏ hài lòng về quan hệ hợp tác kĩ thuật quân sự Nga - Ấn Độ.
Hiện nay, Nga không chỉ cung cấp cho Ấn Độ vũ khí và kỹ thuật quân sự mà còn mở các liên doanh tại Ấn Độ sản xuất các loại vũ khí hiện đại như tiêm kích Su-30MKI, xe tăng T-90. Hai nước nhất trí mở rộng quan hệ song phương không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà trong mọi lĩnh vực.
Máy bay Su-30 MKI của Ấn Độ. (Nguồn: thefighterscommunity.com) |
Sau cuộc hội đàm, hai nước đã ký 18 văn kiện hợp tác và thông qua tuyên bố về phương hướng nhằm đem lại hòa bình và ổn định toàn cầu, trong đó có thỏa thuận Nga bán cho Ấn Độ hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triump, thỏa thuận sản xuất cho Hải quân Ấn Độ tàu chiến lớp 11356, thành lập liên doanh sản xuất máy bay trực thăng Ka-226T của Nga ở Ấn Độ.
Ngoài ra, nổi bật trong số các văn kiện ký kết giữa hai nước còn có thỏa thuận thành lập Quỹ đầu tư chung với số vốn 1 tỷ USD. Đại diện góp vốn Nga trong quỹ này là Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), phía Ấn Độ là Quỹ cơ sở hạ tầng và đầu tư quốc gia Ấn Độ (NIIF) và mỗi bên đóng góp 500 triệu USD. Tổng thống Putin cho biết Quỹ sẽ tài trợ cho các dự án đầu tư chung trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghệ mới. Tại cuộc họp Ủy ban liên chính phủ Nga-Ấn Độ tháng 9/2016 vừa qua, hai bên cũng đã ký thỏa thuận 20 dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xây dựng và công nghệ mới.
Thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược
Nga và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ thời Liên Xô. Ngay trong thời Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ và Nga vẫn có mối quan hệ bền chặt, vừa là đồng minh chiến lược vừa là đối tác chính trị, kinh tế, quân sự quan trọng trong khu vực. Đặc biệt, từ tháng 10/2000, sau khi Nga và Ấn Độ ký “Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược”, quan hệ giữa hai nước càng phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua các hoạt động hợp tác ngày càng tăng trong lĩnh vực chính trị, chiến lược và kinh tế.
Đối với Nga, Ấn Độ là bạn hàng lớn về năng lượng, vũ khí và là một thị trường đầy tiềm năng, một quốc gia rất "khát nhiên liệu", phù hợp với tham vọng của Tổng thống Putin là nước Nga sẽ trở thành nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho châu Á. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế Nga chịu nhiều tác động nặng nề do các lệnh trừng phạt của phương Tây, việc tăng cường hợp tác với Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực sẽ giúp Moscow giải tỏa nhiều khó khăn trong giai đoạn trước mắt.
Ngoài ra, theo giới quan sát, những nỗ lực tăng cường quan hệ với Ấn Độ là một phần trong chiến lược “hướng Đông” của Nga. Nga đã thiết lập các mối quan hệ đối tác mới và tăng cường các liên minh hiện có để bù đắp cho sự lạnh giá trong quan hệ với EU và Mỹ. Điểm chung giữa ông Modi và ông Putin là khả năng đánh giá, nhìn nhận tình hình đối với đất nước mình và trật tự thế giới. Không giống như Mỹ vốn luôn tìm cách đưa Ấn Độ là “nhân tố chủ chốt” trong chiến lược của Washington ở châu Á, Nga lại tỏ ra hài lòng khi Ấn Độ duy trì tự chủ chiến lược của mình trên trường quốc tế. Điều này phù hợp với chính sách hiện nay của Ấn Độ.
Thủ tướng Modi gặp Tổng thống Putin bên lề Hội nghị BRICS tại Goa, Ấn Độ ngày 15/10. (Nguồn: AP) |
Với Ấn Độ, trước hết, Nga là một nước lớn và là quốc gia luôn ủng hộ lập trường của Ấn Độ về vấn đề Kashmir. Hai nước cũng có chung quan điểm trong việc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu như Afghanistan, chương trình hạt nhân Iran hay cuộc chiến chống khủng bố. Hơn nữa Nga lại là nhà cung cấp năng lượng, công nghệ hạt nhân và vũ khí quan trọng cho Ấn Độ. Thắt chặt quan hệ với Nga sẽ tạo thuận lợi trong quá trình thảo luận Hiệp định thương mại tự do giữa Ấn Độ và Liên minh Á - Âu gồm Nga, Kazakhstan và Belarus.
Thêm nữa, Nga là một thị trường rộng lớn, nên việc Moscow ra lệnh trừng phạt nhiều mặt hàng của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở đường cho các mặt hàng của Ấn Độ xuất hiện tại xứ sở bạch dương. Ngoài ra, Ấn Độ đang quan tâm đến việc Nga và Trung Quốc tăng cường củng cố mối quan hệ trong thời gian gần đây. Vì thế, Ấn Độ không muốn đứng ngoài cuộc trong "tam giác" chiến lược Nga - Trung - Ấn, vốn là một trục quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Ở một khía cạnh khác, dễ dàng nhận thấy Ấn Độ đang thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng độc lập và tự chủ hơn với mục tiêu cân bằng chiến lược với các nước lớn. Vì vậy, bên cạnh việc "kết thân" với Mỹ và Nhật Bản, Ấn Độ không muốn làm "mất lòng" Nga. Đó là những lý do mà Ấn Độ nhận thấy cần có sự hợp tác cũng như thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với Nga.
BRICS kêu gọi các thành viên phối hợp, Nga - Ấn ký hàng loạt thỏa thuận Ngày 15/10, các Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ... |
BRICS: Chặng đường 15 năm và những thách thức phía trước Kể từ khi thành lập, nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS đã gây dựng được một tầm ảnh hưởng không nhỏ trong ... |
Hợp tác BRICS trong một thế giới đang thay đổi Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam ... |