Nam Phi ca ngợi thành công của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15. (Nguồn: MINT) |
Ngày 27/8, trả lời phỏng vấn kênh Rossiya-1 (Nga), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, sau khi kết nạp thành viên mới, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi sẽ củng cố vị thế trong Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Tin liên quan |
Thủ tướng Ấn Độ: Mời AU gia nhập G20, khẳng định New Delhi là 'giải pháp' cho mọi vấn đề |
Ông giải thích: “Đương nhiên, vị thế được mở rộng của BRICS trong G20 sẽ được củng cố vì cả Saudi Arabia và Argentina đều là thành viên của nhóm này. Vì vậy, quá trình G20 chính thức bị phân chia thành G7+ và BRICS+ đang diễn ra”.
Ngoại trưởng Nga cũng lưu ý, BRICS sẽ điều phối cách tiếp cận của khối với các thành viên mới trong khuôn khổ quốc tế, bao gồm Liên hợp quốc và G20.
Trước đó, ngày 25/8, nhận định về việc mở rộng BRICS, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói: “Tôi tin rằng quyền bá chủ của phương Tây chưa kết thúc. Tuy nhiên việc mở rộng BRICS là bước đi mạnh mẽ theo hướng này. Không chỉ giới truyền thông - các chính trị gia cấp cao của phương Tây đã bắt đầu lo lắng”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cũng lưu ý đó mới chỉ là bước đi đầu tiên.
Trong khi đó, ông Andrei Maslov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Phi thuộc Trường Kinh tế cao cấp (Nga) nhận định, việc mở rộng của nhóm BRICS, có thể được coi là phản ứng của Nhóm trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp Phần Lan.
Trước đó, Hội nghị thượng đỉnh BRICS đã diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8.
Với sự tham gia của lãnh đạo 54 quốc gia châu Phi, đây là cuộc gặp lớn nhất của các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Các bên tham gia Hội nghị thượng đỉnh nhất trí cho phép Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2024.
| Báo Pháp: Mở rộng BRICS là ‘chiến thắng cho Nga và Trung Quốc’ Ngày 25/8, tờ báo La Tribune (Pháp) đã đăng một bài viết, trong đó nhận định quyết định mở rộng của Nhóm các nền kinh ... |
| Lãnh đạo Trung Quốc-Ấn Độ thực hiện ‘cuộc trò chuyện không chính thức’, đồng ý một việc liên quan vấn đề biên giới Thủ tướng Modi bày tỏ quan ngại về các vấn đề chưa được giải quyết tại khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. |
| Hội nghị thượng đỉnh BRICS, những thông điệp, hàm ý đối với nền kinh tế và an ninh chính trị thế giới Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) lần thứ 15 ... |
| Mỹ-Ấn Độ hướng đến 'cái nhìn chiến lược' về nền kinh tế quốc tế Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và toàn cầu hóa dân chủ là chủ đề cuộc thảo luận giữa Ngoại trưởng Ấn Độ ... |
| Trung Quốc, nước đầu tiên trong G20 có dấu hiệu rơi vào giảm phát Với CPI tháng Bảy có khả năng giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, Trung Quốc là nước đầu tiên trong G20 có dấu ... |