Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Linh Chi
Bất chấp kế hoạch đầy tham vọng nhằm trung hòa lượng carbon và tự cung cấp năng lượng vào năm 2060, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Không giống như Liên minh châu Âu (EU) - nơi đã "ly hôn năng lượng" Nga - Bắc Kinh vẫn có thể dựa vào khí đốt tự nhiên và dầu mỏ của Moscow.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia. (Nguồn: Forbes)
Nga đang tìm cách xây dựng đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) để cung cấp 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm cho Trung Quốc trong tương lai. Hình ảnh đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 1. (Nguồn: Forbes)

Nikola Mikovic, nhà báo, nhà nghiên cứu và nhà phân tích tự do có trụ sở tại Serbia nhận định như vậy trong một bài báo trên Nhật báo South China Morning Post (SCMP), đăng tải ngày 30/7.

Nhà báo trên cho hay, bị cắt đứt khỏi các thị trường phương Tây, Nga - quốc gia có thu nhập từ dầu khí chiếm gần 30% ngân sách quốc gia - đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới.

Trong hai năm qua, Nga đã tăng đáng kể lượng xuất khẩu dầu sang Ấn Độ. Quốc gia này cũng đang tìm cách xây dựng đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) để cung cấp 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm cho Trung Quốc trong tương lai.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2024: Loạt tin tốt Bầu cử Mỹ 2024: Loạt tin tốt 'gõ cửa' nền kinh tế, khám phá di sản của Tổng thống Biden

Dự án lớn - Sức mạnh Siberia 2 chưa chắc chắn

Năm 2023, Nga trở thành nguồn nhập khẩu dầu thô hàng đầu của Trung Quốc. Xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Moscow sang Bắc Kinh cũng tăng 61,7% trong năm 2023 so với năm 2022. Tuy nhiên, nhà báo Nikola Mikovic đánh giá, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dường như không vội vàng với đường ống Sức mạnh Siberia 2.

"Một trong những lý do chính cho sự chậm trễ này có thể là lo ngại về giá cả", nhà báo Nikola Mikovic nhận định.

Khi EU rốt ráo "ly hôn" khí đốt Moscow, Trung Quốc đang tận dụng mua vào khí đốt giá ưu đãi của Nga. Dù vậy, hợp tác năng lượng với Bắc Kinh chưa cho phép Moscow bù đắp hoàn toàn việc mất thị trường châu Âu.

Năm 2023, Nga chỉ xuất khẩu 28,3 tỷ m3 khí đốt tự nhiên sang châu Âu - một con số nhỏ so với 192 tỷ m3 mà "gã khổng lồ" khí đốt Gazprom đã bán cho các nước châu Âu vào năm 2019, thời điểm chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine chưa bắt đầu.

Ông Nikola Mikovic dẫn chứng, năm ngoái, Trung Quốc đã mua 22,7 tỷ m3 khí đốt tự nhiên của Nga, với giá 286,9 USD/1.000 m3. Trong khi đó, điện Kremlin tính phí nhiều hơn cho các nước châu Âu, bán khí đốt tự nhiên với giá 461,3 USD/1.000 m3.

Dù đã được mua khí đốt với giá thấp hơn châu Âu, nhưng nhà báo Nikola Mikovic nhận thấy, một số báo cáo cho thấy, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ trả ở mức giá gần bằng giá bán khí đốt nội địa của Nga - khoảng 84 USD/1.000 m3.

"Quan trọng hơn, nền kinh tế lớn nhất châu Á được cho là sẽ cam kết chỉ mua một phần nhỏ công suất hàng năm theo kế hoạch của đường ống Sức mạnh Siberia 2. Điện Kremlin, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, dường như chưa sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ lớn như vậy đối với đối tác chiến lược của mình. Do đó, việc thực hiện dự án Sức mạnh Siberia 2 vẫn chưa chắc chắn", ông Nikola Mikovic nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, câu hỏi đặt ra là: Liệu Trung Quốc có cần một đường ống khác cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga hay không? Hiện tại, Bắc Kinh vẫn đang mua khí đốt thông qua Power of Siberia 1 (Sức mạnh Siberia 1).

Giống như châu Âu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đặt mục tiêu đa dạng hóa và mở rộng nguồn nhập khẩu khí đốt. Địa lý đóng một vai trò quan trọng trong chính sách năng lượng của Bắc Kinh.

Chính vì thế, không chỉ mua khí đốt Nga, khí đốt từ các nước như Turkmenistan, Myanmar, Kazakhstan và Uzbekistan cũng đang "chảy" sang Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc sẽ lên tới 250 tỷ m3 vào năm 2030, gần như có thể được đáp ứng hoàn toàn bởi các hợp đồng hiện tại với các nhà cung cấp của nước này. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng có kế hoạch mua một lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Australia, Qatar và Nga.

Nga-Trung Quốc: Tìm thấy điểm chung chiến lược, 'thân nhau' không ngại rủi ro, cùng thách thức trật tự của Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Trung Quốc đang tận dụng mua vào khí đốt giá ưu đãi của Nga. (Nguồn: Reuters)

Ai cần ai hơn?

Nhưng nhìn xa hơn, theo nhà báo Nikola Mikovic, nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc có thể đạt 300 tỷ m3 mỗi năm vào năm 2040. Một nửa khối lượng này dự kiến ​​sẽ được chi trả bởi các hợp đồng hiện tại. Kết quả là, Bắc Kinh vẫn phải đạt được thỏa thuận với Moscow về đường ống Sức mạnh Siberia 2.

Tuy nhiên, đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên kế hoạch đầy tham vọng nhằm trung hòa lượng carbon và tự cung cấp năng lượng vào năm 2060. Do đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc tìm cách giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Bắc Kinh sẵn sàng phát triển ngành hydro xanh cũng như tăng sản xuất amoniac, metanol và sinh khối xanh để giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Sau “sự gia tăng lịch sử” của Bắc Kinh trong việc lắp đặt năng lượng Mặt trời, gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác vào năm ngoái, năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ là nguồn năng lượng thống trị ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2035 đến năm 2040.

Theo phán đoán của nhà báo Nikola Mikovic, ngay cả khi Trung Quốc không đạt được tất cả các kế hoạch đầy tham vọng liên quan đến việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, thì cũng không có nhiều khả năng Sức mạnh Siberia 2 sẽ sớm trở thành ưu tiên năng lượng hàng đầu của nước này.

Về phía Nga, mới đây, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga vừa báo cáo khoản lỗ đầu tiên sau hơn 20 năm, là kết quả của cuộc “ly hôn năng lượng” với châu Âu. "Moscow dường như cần thị trường Bắc Kinh hơn là Trung Quốc cần khí đốt của Nga", nhà báo Nikola Mikovic nhấn mạnh.

Nhận thức rõ điều đó, Bắc Kinh có thể đưa ra các điều kiện riêng của mình đối với Điện Kremlin.

Nhưng vấn đề đối với Moscow là dự án Sức mạnh Siberia 2 có thể không khả thi về mặt tài chính.

Với chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra ở Ukraine, "cơn mưa" trừng phạt từ phương Tây và "gã khổng lồ" năng lượng của nước này thua lỗ, đất nước của Tổng thống Putin khó có thể tài trợ cho việc xây dựng đường ống trị giá hàng tỷ USD dài 2.600 km đi qua Nga, Mông Cổ và Trung Quốc (đường ống Sức mạnh Siberia 2). Và vì thế, Nga rất khó có khả năng được hưởng lợi từ dự án này.

Nga và Ấn Độ tăng cường thương mại bằng đồng Rupee và Ruble vì các lệnh trừng phạt áp lên Moscow

Nga và Ấn Độ tăng cường thương mại bằng đồng Rupee và Ruble vì các lệnh trừng phạt áp lên Moscow

Ấn Độ đang tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế với Nga, ngay cả khi nước này đang đối mặt với các lệnh trừng ...

Chuyên gia: 30 quốc gia muốn gia nhập BRICS, không loại trừ việc kết nạp các nước phương Tây

Chuyên gia: 30 quốc gia muốn gia nhập BRICS, không loại trừ việc kết nạp các nước phương Tây

Tình hình địa chính trị mới đã làm dấy lên sự quan tâm đến Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Hiện có khoảng ...

Bầu cử Mỹ 2024: Loạt tin tốt 'gõ cửa' nền kinh tế, khám phá di sản của Tổng thống Biden

Bầu cử Mỹ 2024: Loạt tin tốt 'gõ cửa' nền kinh tế, khám phá di sản của Tổng thống Biden

Tổng thống Joe Biden đến Nhà Trắng vào năm 2021 - thời điểm hỗn loạn và bất ổn gia tăng trên khắp đất nước đang ...

Nợ công của Mỹ chạm mức cao nhất trong lịch sử, Nga lên tiếng bình luận

Nợ công của Mỹ chạm mức cao nhất trong lịch sử, Nga lên tiếng bình luận

Dữ liệu được Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 29/7 cho thấy, tổng nợ công của chính phủ liên bang lần đầu tiên vượt ...

Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong 5 năm tới

Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong 5 năm tới

Thủ tướng Narendra Modi tự tin rằng, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ngay trong nhiệm kỳ thứ ...

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Việt Nam; đưa quan hệ với Indonesia lên tầm cao mới; Hội nghị quốc tế APGN-8 tại Cao Bằng

Đối ngoại trong tuần: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Việt Nam; đưa quan hệ với Indonesia lên tầm cao mới; Hội nghị quốc tế APGN-8 tại Cao Bằng

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 9-16/9.
Quán quân 'Cosmo Kid’s Star' Nguyễn Phan Bảo Ngọc tỏa sáng trên sân khấu Trung thu của VTV9

Quán quân 'Cosmo Kid’s Star' Nguyễn Phan Bảo Ngọc tỏa sáng trên sân khấu Trung thu của VTV9

Mẫu nhí đa tài Nguyễn Phan Bảo Ngọc liên tục ghi dấu ấn qua nhiều lần xuất hiện trong các show diễn thời gian lớn và đạt được nhiều thành ...
Giá vàng hôm nay 17/9/2024: Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024: Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới 'dắt tay nhau' tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời.
Giá tiêu hôm nay 17/9/2024: Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024: Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.
Văn khấn rằm tháng 8 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 8 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 8 (15/8) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Tin thế giới 16/9: Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Tin thế giới 16/9: Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối ...
Giá tiêu hôm nay 17/9/2024: Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024: Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.
Hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Cycle 2024

Hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Cycle 2024

Vietnam Cycle 2024 quy tụ hơn 400 gian hàng của hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giá cà phê hôm nay 16/9/2024: Giá cà phê tăng 'không điểm dừng', thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Giá cà phê hôm nay 16/9/2024: Giá cà phê tăng 'không điểm dừng', thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Giá cà phê hôm nay 16/9/2024: Giá cà phê tăng 'không điểm dừng', thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?
Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.
Giá heo hơi hôm nay 16/9: Duy trì đi ngang, nguy cơ dịch bệnh sau bão, cần tiêu độc khử trùng chuồng trại

Giá heo hơi hôm nay 16/9: Duy trì đi ngang, nguy cơ dịch bệnh sau bão, cần tiêu độc khử trùng chuồng trại

Thị trường heo hơi cả nước đồng loạt duy trì xu hướng đi ngang trong phiên đầu tuần. Hiện tại, ngoài Hà Nội giao dịch tại ngưỡng 67.000 đồng/kg, giá khảo sát ở các tỉnh ...
Giá tiêu hôm nay 16/9/2024: Thị trường nội địa tăng liên tiếp trong 4 tuần, thế giới triển vọng tích cực

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024: Thị trường nội địa tăng liên tiếp trong 4 tuần, thế giới triển vọng tích cực

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tư duy ‘tấc đất tấc vàng’, thổ cư Hà Nội lọt điểm ngắm người mua

Bất động sản mới nhất: Thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tư duy ‘tấc đất tấc vàng’, thổ cư Hà Nội lọt điểm ngắm người mua

Giá địa ốc liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới, đất thổ cư Hà Nội đắt khách… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Tăng kiểm soát tình hình biến động giá, sẽ đấu giá các lô ‘đất vàng’ Thủ Thiêm theo quy trình 12 bước

Bất động sản mới nhất: Tăng kiểm soát tình hình biến động giá, sẽ đấu giá các lô ‘đất vàng’ Thủ Thiêm theo quy trình 12 bước

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá địa ốc, quy định mới về đánh số căn hộ chung cư… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào địa ốc công nghiệp, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm

Bất động sản mới nhất: Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào địa ốc công nghiệp, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm

Thị trường địa ốc công nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bình Dương đấu giá hàng chục lô 'đất vàng', 4 trường hợp đất lấn chiếm, vi phạm được xem xét cấp sổ đỏ… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Baoquocte.vn. Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND thành phố Hà Nội Dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu, khởi công siêu dự án 90ha, điều kiện để người nước ngoài được cho thuê nhà

Bất động sản mới nhất: Hà Nội đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu, khởi công siêu dự án 90ha, điều kiện để người nước ngoài được cho thuê nhà

Hà Nội đề xuất diện tích tối thiểu 50m2 mới được tách thửa, Vingroup khởi công siêu dự án 90ha tại Đông Anh… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/9: USD ổn định trước khi đón tin quan trọng từ Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/9: USD ổn định trước khi đón tin quan trọng từ Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/9 ghi nhận đồng USD đã ổn định và dao động trong ba tuần qua.
Loạt ngân hàng công bố lãi suất cho vay, 'xắn tay' khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Loạt ngân hàng công bố lãi suất cho vay, 'xắn tay' khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Mới đây, nhiều ngân hàng thương mại công bố giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9: ECB 'thẳng tay' với lãi suất, EUR tăng nhanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9: ECB 'thẳng tay' với lãi suất, EUR tăng nhanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9 ghi nhận USD giảm, đồng EUR tăng sau khi ECB hạ lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9: Đồng USD chịu áp lực khi 'nghe tin' về bà Kamala Harris

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9: Đồng USD chịu áp lực khi 'nghe tin' về bà Kamala Harris

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9 ghi nhận USD biến động trái chiều.
S-FIC 2024: Nơi quy tụ các 'anh tài' trên toàn quốc về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng và chứng khoán

S-FIC 2024: Nơi quy tụ các 'anh tài' trên toàn quốc về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng và chứng khoán

S-FIC 2024 mùa đầu tiên do CLB Chứng khoán SCUE thuộc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức chính thức mở đơn từ ngày 7-22/9.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/9: USD tăng không đáng kể, trong nước đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/9: USD tăng không đáng kể, trong nước đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/9 ghi nhận đồng USD tăng không đáng kể so với một số loại tiền tệ chính trước thềm dữ liệu lạm phát.
Phiên bản di động