Nhỏ Bình thường Lớn

Nga: chảy máu chất xám

Làn sóng các nhà khoa học Nga ra nước ngoài làm việc gia tăng nhanh chóng hàng năm không phải là một hiện tượng mới. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua lại khiến cho các biện pháp "giữ người" của nước Nga càng có ít tác dụng.
Nhiều nhà khoa học Nga đã chọn nước ngoài là nơi làm việc và nghiên cứu
Làn sóng các nhà khoa học Nga ra nước ngoài làm việc gia tăng nhanh chóng hàng năm không phải là một hiện tượng mới. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua lại khiến cho các biện pháp "giữ người" của nước Nga càng có ít tác dụng.

Cơn sốt chảy máu chất xám tại Nga đã bùng nổ vào cuối thập niên 90 khi từng nhóm chuyên gia tìm cách ra đi. Từ năm 1987 cho đến năm 2002, hơn 20.000 các nhà khoa học Nga, phần lớn là các nhà toán học, di truyền học rời quê hương. Theo ước tính, tổng số người tham gia các công trình nghiên cứu khoa học ở Nga đã giảm một nửa từ năm 1990-2002.

 

Tuy nhiên, theo lời cảnh báo của của Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga (RAN) Alexander Nekipelov đưa ra mới đây, cơn sốt chảy máu chất xám lại rất có thể bùng bổ mạnh mẽ trong thời gian tới. Viện sĩ Alexander Nekipelov nhấn mạnh một số nước như Mỹ và Đức đã thực thi các biện pháp chống khủng hoảng, trong đó có việc đầu tư những khoản tiền khổng lồ cho khoa học nhằm làm thay đổi về chất diện mạo nền kinh tế. Những nước này sẵn sàng bỏ tiền chèo kéo những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại các trường đại học của Nga.

 

Theo Viện sĩ Alexander Nekipelov, ngân sách dự kiến chi cho RAN năm 2010 là gần 40 tỷ rúp (với tỷ giá 29 rúp bằng 1 USD). Trong khi đó, tiền lương đã chiếm khỏang 70% chi phí của RAN. Ông Nekipelov cũng cho biết do nguồn tài chính bị cắt giảm, trong năm tới, RAN buộc phải cắt giảm chi tiêu cho các công trình nghiên cứu cơ bản và một số chương trình mục tiêu, cũng như tạm ngưng việc tái trang bị cho các viện nghiên cứu khoa học.

 

Các số liệu thống kê cho thấy tình trạng chảy máu chất xám khiến Nga thiệt hại hơn 30 tỉ USD/năm.

 

Gia Phúc