Theo valdaiclub.com, bên thua cuộc trong cuộc xung đột Ukraine chính là EU. (Nguồn: Oil Price) |
Trang mạng của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai (valdaiclub.com) mới đây có bài viết cho biết, sau các cuộc thảo luận kéo dài (và bất đồng) giữa các nhà lãnh đạo phương Tây, Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Australia cuối cùng đã quyết định giới hạn giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng.
Mục tiêu rõ ràng là làm giảm khả năng tài trợ của Nga cho cuộc xung đột ở Ukraine, vì hơn 45% doanh thu của Chính phủ Nga đến từ việc bán hydrocarbon. Tuy nhiên, những người hoài nghi tin rằng điều này sẽ là không đủ, đặc biệt là khi giá dầu thô Brent hiện tại chỉ hơn 76 USD/thùng.
Trong khi đó, Ukraine và Ba Lan lập luận rằng phương Tây nền ngừng mua hydrocarbon hoàn toàn từ Nga để chuyển sang mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ của Mỹ. Lập luận này không được nhiều người ủng hộ vì 3 lý do nổi bật sau.
Đầu tiên, LNG của Mỹ không đủ để hỗ trợ cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của châu Âu. Thứ hai, việc nhập khẩu LNG đòi hỏi phải xây dựng các bến cảng và tàu chở dầu chuyên dụng ở châu Âu. Và thứ ba, Nga đã bắt đầu đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu dầu thô và khí đốt sang các thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, bằng cách ký kết các thỏa thuận mới và xây dựng các đường ống dẫn mới.
Có một khía cạnh khác liên quan đến các hợp đồng giữa các tập đoàn xuất khẩu của Nga và các quốc gia phương Tây. Hơn 77% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga được gắn với các hợp đồng quy định rằng các nhà nhập khẩu sẽ tiếp tục thanh toán tới 85% giá khí đốt theo hợp đồng, ngay cả khi họ không nhận được. Đây là những hợp đồng dài hạn có lợi cho Nga và các nhà nhập khẩu châu Âu không thể làm được gì.
Một số thực tế cũng đã chỉ ra sai lầm trong chính sách của châu Âu. Vì những lý do chính trị-quân sự liên quan đến sự phụ thuộc của châu Âu vào Mỹ, giới tinh hoa châu Âu đã phải lựa chọn một chính sách năng lượng tốn kém, góp phần vào vòng xoáy lạm phát của nền kinh tế.
Đồng thời, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), cung cấp 430 tỷ USD trợ cấp cho các công nghệ xanh tiên tiến, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính trước khủng hoảng khí hậu.
Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chỉ trích chính sách bảo hộ của Mỹ, cho rằng chính sách này đe doạ đẩy hàng hoá châu Âu ra khỏi thị trường Mỹ và đang chia rẽ liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào thời điểm quan trọng. Đức cũng quyết định đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, cắt đứt quan hệ địa chiến lược với Nga.
Tin liên quan |
Thiếu châu Âu, Nga vẫn nhận được khoản tiền khổng lồ từ Trung Quốc và Ấn Độ |
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ can thiệp để ngăn cản hợp tác chiến lược Nga-Đức. Vào những năm 1970, Mỹ đã ngăn chặn “chính sách hướng Đông” của Tây Đức. Giờ đây Mỹ đưa ra IRA để theo đuổi lợi ích riêng và bảo vệ nền kinh tế khỏi xu hướng lạm phát toàn cầu.
Về phần mình, Nga đang quay sang Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ để bù đắp cho sự mất mát tương đối của các thị trường năng lượng châu Âu. Không còn nghi ngờ gì nữa, bên thua cuộc trong cuộc xung đột Ukraine chính là EU.
EU không theo đuổi chính sách chống Nga với một mặt trận thống nhất, cho dù đó là các biện pháp trừng phạt hay áp trần giá dầu.
EU chưa thể có được sự thống nhất về chính trị và tài chính, để cho phép liên minh này trở thành một bên tham gia độc lập trong nền chính trị toàn cầu với một tiếng nói chính trị duy nhất. Giới tinh hoa kinh doanh châu Âu được thống nhất không phải ở cấp độ châu Âu, mà ở cấp độ quốc gia – dân tộc.
Mối liên hệ giữa giới tinh hoa kinh doanh và chính trị của châu Âu là sự hiện diện bắt buộc của quân đội Mỹ và năng lượng hạt nhân trên đất châu Âu sau Thế chiến thứ II. Đây là một thực tế phản ánh sự hội nhập kinh tế chặt chẽ giữa Bắc Mỹ và Tây Âu. Sự giám hộ của Mỹ đối với EU củng cố khối châu Âu-Đại Tây Dương và mang lại sự gắn kết cần thiết để đối mặt với các đối thủ châu Á như Nga, Trung Quốc và Iran.
Sự mở rộng của NATO về phía Đông, luôn đi trước sự mở rộng của EU, là một cách để củng cố sự thống trị của Mỹ ở Đông Âu và Trung Âu, giống như ở Tây Âu thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đây được coi là phương pháp “trục và nan hoa”, với việc Washington tăng số lượng “nan hoa” phụ thuộc của mình một cách có phương pháp. Về vấn đề này, một số câu hỏi phát sinh.
Nga có nên tìm cách hợp tác với giới tinh hoa châu Âu bất mãn và trên hết là với các tổ chức công của châu Âu (công đoàn, tổ chức phi chính phủ…), những tổ chức mà việc kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine không đảm bảo bất cứ điều gì ngoài các vấn đề kinh tế hay không?
Nga muốn hòa bình như thế nào ở Ukraine? Đó là một giải pháp hoà bình được hỗ trợ bởi EU, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, hay một giải pháp do Mỹ chỉ đạo thông qua các đồng minh NATO ở châu Âu? Dù thế nào thì các cuộc đàm phán tìm kiếm hoà bình nên bắt đầu ngay lập tức.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi dài với suy thoái kinh tế kéo dài ở khu vực cốt lõi châu Âu-Đại Tây Dương và sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác, việc Nga - với sự giúp đỡ của Trung Quốc và Ấn Độ - có thể tận dụng chia rẽ trong EU và giảm bớt ảnh hưởng của NATO.
Kết quả rất có thể sẽ là sự phân cực hơn nữa giữa một bên là lõi châu Âu-Đại Tây Dương/Australia và một bên là Nga và Trung Quốc, kèm theo những khủng hoảng nhân đạo.
| Đại sứ Đặng Minh Khôi gặp mặt thân mật đại diện thanh niên tại Liên bang Nga Ngày 18/10, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, Bí thư Đảng ủy, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã có buổi gặp ... |
| Quan hệ đồng minh Pháp-Đức: Từ cuộc gặp cấp cao 'bất thường' đến nỗi lo về sự chia rẽ 'sâu cay' nhất trong EU Mối quan hệ Pháp-Đức xưa nay vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chính sách bao trùm của châu Âu. Trong ... |
| Nga đang 'ấp ủ' 3 phương án 'trả đũa' EU và G7 về vấn đề áp trần giá dầu Ngày 7/12, báo Vedomosti đưa tin, Nga đang xem xét 3 phương án cơ chế phản ứng trước việc Nhóm các nước công nghiệp hàng ... |
| Báo Mỹ 'đếm' thiệt hại khi EU từ bỏ khí đốt Nga, kỷ lục không đáng tự hào về tiêu thụ than Ngày 18/12, Hãng tin Bloomberg cho hay, việc từ bỏ khí đốt của Nga do tình hình Ukraine đã khiến châu Âu thiệt hại khoảng ... |
| Bloomberg: Dầu Nga được bán rẻ hơn rất nhiều so với mức giá trần của G7 và EU Ngày 10/1, Bloomberg dẫn số liệu của cơ quan định giá độc lập Argus cho biết, dầu thô của Nga được bán với giá bằng ... |