Nga-EU: Dùng 'dao hai lưỡi', Moscow chưa phản đòn, châu Âu đã ‘trọng thương’?

Chu Văn
Tình hình kinh tế châu Âu có thể còn tiếp tục xấu đi trong nửa cuối năm, bóng ma của tăng trưởng tiêu cực và suy thoái đã dần hiện hữu. Điều gì đang xảy ra khi EU là bên "cầm chuôi dao" liên tiếp tung đòn trừng phạt lên kinh tế Nga?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một nhà máy nhiệt điện than ở Peitz, Đức. Nước này đang chuẩn bị mở lại nhiều nhà máy than nếu Nga thực hiện lời đe dọa cắt nguồn cung cấp khí đốt cho EU . (Nguồn: Bloomberg)
Nga-EU: Moscow chưa phản đòn, châu Âu đã ‘trọng thương’? Trong ảnh: Nhà máy nhiệt điện than ở Peitz, Đức. Nước này đang chuẩn bị mở lại nhiều nhà máy điện than nếu Nga thực hiện lời đe dọa cắt nguồn cung cấp khí đốt cho EU. (Nguồn: Bloomberg)

Cuộc khảo sát mới nhất của S&P Global cho thấy, tăng trưởng kinh tế ở Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đã giảm mạnh vào tháng 6, do giá cả hàng hóa quá cao đã thổi bay sự phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp sâu sau đại dịch Covid-19.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) được theo dõi chặt chẽ hàng tháng của S&P Global đã giảm từ 54,8 trong tháng 5 xuống 51,9 (con số trên 50 thể hiện sự tăng trưởng). Khảo sát cho thấy, sự chậm lại này, gây ra bởi "cú sốc chi phí sinh hoạt" - đột ngột nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào tháng 11/2008 ”, không bao gồm đại dịch Covid-19, theo Chris Williamson, Giám đốc Kinh tế kinh doanh tại S&P Global.

Kể từ đầu năm, nền kinh tế châu Âu đã phục hồi mạnh mẽ sau khi dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19, làm hồi sinh ngành du lịch ở các nước như Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng như giao thông. Nó cũng được hưởng lợi từ chi tiêu hộ gia đình, khi người tiêu dùng "mở két" tiêu hết số tiền tiết kiệm được tích lũy trong nhiều tháng bị cách ly, bù đắp phần nào tác động tiêu cực do xung đột Nga-Ukraine.

Nhưng bắt đầu từ tháng 6, "luồng gió" của nhu cầu bị dồn nén này đã tan dần, Williamson cảnh báo. Dữ liệu mới nhất "hiện phù hợp với tăng trưởng GDP chỉ là 0,2% cho quý II/2022, so với mức tăng trưởng hàng quý là 0,6% vào đầu năm", chuyên gia của S&P Global cho biết. "Tình hình có thể sẽ xấu đi trong nửa cuối năm", bóng ma của tăng trưởng tiêu cực và suy thoái đã hiện hữu.

Ngoại thương rơi vào ‘báo động đỏ”

Phân tích lý do hoạt động ngoại thương của Khu vực Eurozone đang chìm trong sắc đỏ, nhật báo Les Echos (Pháp) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến tình trạng thâm hụt thương mại của Eurozone liên tục tăng trong một năm trở lại đây.

Tin liên quan
Kết quả Hội nghị G7: Chưa có giải pháp cho khủng hoảng lương thực và năng lượng? Kết quả Hội nghị G7: Chưa có giải pháp cho khủng hoảng lương thực và năng lượng?

Trong năm qua, Eurozone đã ghi nhận thâm hụt thương mại liên tục gia tăng. Nếu như trong năm 2019, thời điểm trước đại dịch Covid-19, thặng dư thương mại trung bình của Eurozone đạt 18,6 tỷ Euro/tháng (19,6 tỷ USD/tháng) thì trong giai đoan từ tháng 1-4/2022, khu vực này lại ghi nhận thâm hụt trung bình lên tới 21 tỷ Euro/ tháng.

Nhập khẩu từ Nga tăng 63% so với năm 2019. Tháng Tư vừa qua, mức thâm hụt đã đạt đỉnh là 32 tỷ Euro. Đây là một thay đổi quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu.

Eurozone dường như đã rời khỏi giai đoạn hơn một thập kỷ ghi nhận thặng dư thương mại đáng kể. Charles-Henri Colombier, chuyên gia kinh tế tại Rexecode, giải thích: "Đó là giai đoạn có liên quan mật thiết đến sự sụt giảm giá hàng hóa từ năm 2012 đến năm 2014. Giai đoạn này cũng trùng với thời điểm cỗ máy xuất khẩu của Đức hoạt động hết công suất".

Trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu từ Eurozone đã tăng 37% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu chỉ tăng 16%. Rõ ràng, việc nhập khẩu năng lượng ngày càng đắt đỏ là một trong những nguyên nhân đẩy hoạt động ngoại thương của châu Âu vào tình trạng báo động đỏ.

Với những căng thẳng do sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế sau đại dịch và sau đó là cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng đã tăng vọt. Hóa đơn năng lượng ở Eurozone đã gần như tăng gấp đôi trong bốn tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2019.

Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự và thị trường giá cả được cho là sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao hơn trong một thời gian dài nữa, vì Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho EU.

Nỗi buồn của châu Âu, nỗi buồn của thế giới

Ngoài năng lượng, hoạt động ngoại thương của Eurozone cũng chịu ảnh hưởng bởi các lĩnh vực khác.

"Một trong những thế mạnh của châu Âu, là ngành công nghiệp ô tô, ngày nay đang trải qua sự thay đổi sâu sắc với việc chuyển sang xe điện. Tuy nhiên, một phần lớn giá trị gia tăng của xe điện lại được tạo ra ở châu Á", chuyên gia Charles-Henri Colombier giải thích và bổ sung: "Đó là chưa kể đến việc thiếu linh kiện đã khiến sản lượng xe hơi của châu Âu sụt giảm".

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 1/7, Giá vàng thế giới giảm sâu, Fed Giá vàng hôm nay 1/7, Giá vàng thế giới giảm sâu, Fed 'gây sốc' khi đặt cược cả nền kinh tế; vàng SJC tiến sát ngưỡng 69 triệu đồng

Thâm hụt thương mại của châu Âu cũng trở nên tồi tệ khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực hóa chất, một trong những ngành sản xuất tiêu thụ nhiều khí đốt nhất, mà giá của nhiên liệu này lại bùng nổ kể từ mùa Hè năm ngoái.

Chính điều này đã khiến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp châu Âu sụt giảm, trong khi Trung Quốc trợ giá năng lượng và Mỹ được hưởng lợi từ hoạt động sản xuất dầu khí đá phiến sản xuất trên lãnh thổ của họ.

Cùng lúc đó, việc nhập khẩu hàng hóa mà phần nhiều được sản xuất ở châu Á cũng tăng rất nhanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chẳng hạn, đối với hàng điện tử tiêu dùng, thiết bị giải trí hoặc đồ gia dụng. Trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu của châu Âu từ Trung Quốc đã tăng 65% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu của Eurozone sang Trung Quốc chỉ tăng 10%. Tương tự, nhập khẩu từ Nga, do giá khí đốt tăng vọt, đã tăng 63% so với năm 2019.

“Thế giới đang chuyển sang một trạng thái cân bằng mới. Thâm hụt thương mại ở mức vừa phải không phải là một thảm họa đối với khả năng tài chính của Eurozone. Tuy nhiên, những thay đổi hiện nay đã phản ánh sự chuyển dịch của cải đang diễn ra trong kinh tế toàn cầu", chuyên gia kinh tế học của Rexecode nhấn mạnh.

Với sự gia tăng giá năng lượng, một phần thu nhập của các nước châu Âu sẽ được chuyển sang các nước sản xuất nguyên liệu thô.

Tuy nhiên, người châu Âu thường hay tiêu dùng và ít tiết kiệm, trong khi ở các nước Trung Đông hay Nga, người dân thích tiết kiệm hơn là tiêu dùng. Thu nhập do vậy sẽ mang lại lợi ích cho những người giàu, lại là những người sẽ bỏ phần lớn thu nhập đó vào việc tiết kiệm.

Chính điều này khiến việc tăng giá năng lượng sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng toàn cầu vì thu nhập có thể sẽ không được tiêu thụ, không tạo điều kiện để kích cầu kinh tế thế giới.

Giá cà phê hôm nay 29/6: Giảm mạnh trước nhiều áp lực, bức tranh kỹ thuật tuần này vào vùng tiêu cực

Giá cà phê hôm nay 29/6: Giảm mạnh trước nhiều áp lực, bức tranh kỹ thuật tuần này vào vùng tiêu cực

Việc nâng lãi suất điều hành tại các nước tiêu thụ cà phê lớn có khả năng ngăn trở các nhà nhập khẩu do phải ...

Giá vàng hôm nay 29/6, Giá vàng vẫn mất lợi thế bất chấp vàng Nga bị 'cấm cửa', thị trường sẽ chỉ vỡ òa trong ngày mai?

Giá vàng hôm nay 29/6, Giá vàng vẫn mất lợi thế bất chấp vàng Nga bị 'cấm cửa', thị trường sẽ chỉ vỡ òa trong ngày mai?

Giá vàng đã bị kẹt giữa kỳ vọng tăng lãi suất mạnh hơn và lo ngại về lạm phát cao kéo dài, nếu chính sách ...

(theo Les Echos, AFP, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria và Phu nhân

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria và Phu nhân

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Nguyễn Thị Minh Nguyệt chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Sau ly hôn, cựu Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ sống cùng con gái, hiện cô làm HLV phó của CLB Vietinbank.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Xem tử vi 26/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Lập hat-trick ở trận Bayern Munich thắng Augsburg, vòng 11 Bundesliga, Harry Kane xô đổ một kỷ lục ghi bàn tại giải VĐQG Đức của Erling Haaland.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động