Nằm giữa ‘vùng cấm’ trừng phạt của EU, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Nga - Rosatom ra sao?

Minh Anh
Trước khi gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga được châu Âu đưa ra bàn bạc, gã khổng lồ năng lượng hạt nhân - Rosatom lại một lần nữa được coi là mục tiêu không thể nằm ngoài các chế tài trừng phạt của phương Tây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga-EU: Nằm trong ‘vùng cấm’ không thể bị trừng phạt, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Rosatom ra sao?. (Nguồn: fdd.org)
Nga-EU: Nằm trong ‘vùng cấm’ không thể bị trừng phạt, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Rosatom ra sao? (Nguồn: fdd.org)

Những người theo đường lối cứng rắn đối với Nga từ lâu đã muốn gây áp lực, nhằm thẳng vào ngành công nghiệp hạt nhân Nga. Nhưng trong gói trừng phạt thứ 11, kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) vẫn không thể “chạm” vào Tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước của Nga - Rosatom.

Rosatom "sống khỏe"

Theo các chuyên gia năng lượng, trả lời cho câu hỏi tại sao Rosatom không nằm trong danh sách trừng phạt của phương Tây rất đơn giản.

Thực tế, Nga thu được rất ít lợi ích tài chính từ việc xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân, nhưng lại hướng tới việc kinh doanh cơ sở hạ tầng quan trọng hơn, bao gồm cả việc xây dựng các lò phản ứng ở EU, đã mang lại một nguồn tài chính đáng kể cho Điện Kremlin.

Theo dữ liệu công khai, Nga hiện cũng cung cấp khoảng 20% vật liệu cần thiết cho hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân thuộc EU. Vì vậy, việc thay thế Rosatom trở thành nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân không phải là nhiệm vụ đơn giản và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Đây cũng là lý do tại sao phương Tây không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế ngay lập tức đối với Rosatom, mặc dù thực tế rằng, công ty này rất có thể là một trong những nhân tố then chốt cung cấp nguồn tài chính cho Moscow.

Thu nhập của Rosatom đã tăng 17% trong năm ngoái. Giám đốc điều hành Rosatom Alexei Likhachev cho biết, Tập đoàn đã tạo ra doanh thu hơn 1,7 nghìn tỷ Ruble vào năm 2022. Cũng trong năm này, các khoản đầu tư riêng của Rosatom có tổng trị giá hơn một nghìn tỷ Ruble.

Rosatom không tiết lộ số tiền dành cho chương trình đầu tư năm 2021 trong báo cáo thường niên, chỉ lưu ý rằng Rosenergoatom - một công ty quản lý các nhà máy điện hạt nhân của Rosatom tại Nga, đã hoàn thành chương trình đầu tư 105,5% vào năm 2021.

Trong khi đó, theo technology.org, trong điều tra độc lập của Bloomberg và Viện Nghiên cứu An ninh và quốc phòng Anh (RUSI), năm 2022, nguyên doanh số bán và xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân của Rosatom đã tăng tới 20%, đạt mức cao nhất trong 3 năm đối với thị trường EU.

Trên thực tế, nguồn nguyên liệu hạt nhân được bán cho Đông Âu chỉ chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu từ Rosatom. Không chỉ có các nước EU mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga, mà tại Mỹ, khoảng 20% ​​số lò phản ứng hạt nhân cũng đang sử dụng nhiên liệu được mua từ cùng nguồn Nga.

Không đối đầu nhưng chia rẽ

Trong khi đó, kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (2/2022), EU đã đưa ra 10 gói biện pháp trừng phạt đối với cá nhân và thực thể Nga. Ngày càng nhiều quan chức và nhà ngoại giao EU thừa nhận rằng, khối này đang cạn kiệt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có thể đặt lên bàn đàm phán trong tương lai, có hy vọng tìm thấy sự đồng thuận giữa tất cả các quốc gia thành viên.

Không còn nhiều “khoảng trống” trong các lệnh trừng phạt dày đặc, nhưng gói trừng phạt tiếp theo này EU sẽ tập trung vào việc chống lại việc lách các hạn chế hiện có, đặc biệt là đối với các phụ tùng và thiết bị mà Moscow có thể triển khai trong xung đột quân sự với Ukraine, theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Đông Âu cho rằng, như vậy “vẫn chưa đi đủ xa”, gói trừng phạt thứ 11 cần triệt để hơn.

Ba Lan, cùng với các quốc gia Baltic có cùng chí hướng, đã trình bày một đề xuất cập nhật lên EC về một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Từ mùa Xuân năm ngoái, Nhóm này cũng đã đề xuất các biện pháp chống lại khả năng hạt nhân dân sự của Nga, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có hiệu quả. Đề xuất cập nhật lần này nhằm đưa gã khổng lồ năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga Rosatom trở lại tâm điểm trừng phạt.

Bốn quốc gia thành viên cho rằng, EU có thể nhắm mục tiêu vào Rosatom bằng cách hạn chế nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân, ngừng đầu tư mới vào các nhà máy điện và hạn chế xuất khẩu sang Nga các hàng hóa, thiết bị phục vụ cho ngành này. Theo họ, bước đầu tiên có thể là nhắm mục tiêu vào các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty này.

Ngoài ra, lần này, thay vì đề xuất cấm hoàn toàn các sản phẩm và dịch vụ của Rosatom, các quốc gia ủng hộ trừng phạt đề xuất các biện pháp hạn chế mang nhiều sắc thái hơn, bao gồm cả miễn trừ đối với các công ty hạt nhân của EU có hợp đồng hiện tại với Rosatom, hay áp dụng các biện pháp bảo hộ để ngăn chặn sự phụ thuộc vào các sản phẩm hạt nhân của Nga…

Áp lực bổ sung nhằm vào Rosatom còn có thể đến từ các đối tác phương Tây, như Mỹ và Anh - những quốc gia đã đi theo hướng này và đang tìm thêm các biện pháp hạn chế hà khắc hơn nữa "đánh thẳng" lĩnh vực hạt nhân của Nga. Kể từ khi Rosatom nắm quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya ở Đông Nam Ukraine, châu Âu và phương Tây càng tỏ ra "nóng ruột".

Mới đây, Washington cũng áp thêm lệnh trừng phạt đối với hơn 120 mục tiêu, nhằm siết chặt hơn nữa hoạt động của các cá nhân và thực thể Nga do cuộc xung đột ở Ukraine, trong đó đã có các thực thể liên quan đến Rosatom. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với chính Rosatom.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, sự phản kháng mạnh mẽ nhất đối với các biện pháp trừng phạt năng phạt hạt nhân Nga đến từ Đông Âu. Bởi 5 quốc gia thành viên, bao gồm CH. Czech (6), Slovakia (5), Phần Lan (2) và Bulgaria (2) đang vận hành 15 lò phản ứng hạt nhân do Nga chế tạo và hiện không có nhiên liệu có thể thay thế từ nguồn cung cấp Nga.

Trong khi Slovakia cho biết, họ chỉ có đủ nhiên liệu hạt nhân để sử dụng đến cuối năm 2023, bởi vậy lệnh cấm nhập khẩu của Nga có thể là một vấn đề trong dài hạn.

Hungary lại là trường hợp đặc biệt hơn, không chỉ liên quan mật thiết với năng lượng Nga, nước này còn có mối liên hệ chặt chẽ với Rosatom. Bởi vậy, Budapest nhiều lần lên tiếng phản đối việc loại bỏ năng lượng hạt nhân của Nga và đưa các quan chức của Rosatom vào danh sách trừng phạt. Trước đó, Hungary cũng khẳng định không tham gia các lệnh trừng phạt của EU đối với việc nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vào năm 2022.

Hồi tháng 2/2023, ngay khi châu Âu bàn về gói trừng phạt thứ 10 và mục tiêu nhằm vào Rosatom, cũng như ban lãnh đạo của tập đoàn này mới là ý tưởng, Budapest đã lập tức phản đối gay gắt, tuyên bố phải có hành động quyết đoán chống lại các biện pháp trừng phạt của EU.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó nói rõ rằng, các biện pháp trừng phạt đối với Rosatom sẽ không chỉ gây tổn hại đến lợi ích quốc gia cơ bản của Hungary, mà còn đe dọa đối với an ninh hạt nhân toàn cầu. Vì Rosatom là một trong những thành tố then chốt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới, đang cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ở nhiều quốc gia.

Đầu tháng Tư, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã đến thăm Moscow để đạt được các thỏa thuận năng lượng mới với Nga và đồng ý sửa đổi hợp đồng với Rosatom để mở rộng Nhà máy hạt nhân Paks.

Ngoài những nước Đông Âu rất do dự với việc nên hay không nên đưa lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga vào gói trừng phạt mới, Đức và Pháp cũng đã mua uranium làm giàu từ Nga trị giá 452 triệu Euro vào năm 2022.

Tuy nhiên, Đức hiện đã đánh tín hiệu sẽ đồng ý với các biện pháp trừng phạt của EU đối với nhiên liệu hạt nhân Nga. Do các hợp đồng hiện tại vẫn ràng buộc Pháp và Đức, phía Ba Lan và một số thành viên vùng Baltic đề xuất thời hạn hai năm cho Berlin và Paris.

Giá vàng hôm nay 19/5/2023: Giá vàng thế giới xuống mức thấp mới, vàng SJC tiếp tục đắt hơn, kênh đầu tư không nên bỏ qua trong chu kỳ mới?

Giá vàng hôm nay 19/5/2023: Giá vàng thế giới xuống mức thấp mới, vàng SJC tiếp tục đắt hơn, kênh đầu tư không nên bỏ qua trong chu kỳ mới?

Giá vàng hôm nay 19/5 tiếp tục đi xuống sau khi đã giảm gần 100 USD từ mức cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, ...

Giá cà phê hôm nay 19/5/2023: Giá cà phê trái chiều, robusta quay đầu giảm, arabica tăng; Giá thị trường cao ngất ngưởng, vì sao?

Giá cà phê hôm nay 19/5/2023: Giá cà phê trái chiều, robusta quay đầu giảm, arabica tăng; Giá thị trường cao ngất ngưởng, vì sao?

Giá cà phê bị đẩy giá cao ngất ngưởng. Lý giải cho hiện tượng này, các nhà quan sát cho rằng, dựa vào sức cung ...

Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ: Kinh tế bết bát và ‘mối tình’ với Nga thử thách nhà cải cách Erdogan

Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ: Kinh tế bết bát và ‘mối tình’ với Nga thử thách nhà cải cách Erdogan

Từng được ca ngợi là một nhà cải cách, nhưng trong kỳ tranh cử lần này, Tổng thống Erdogan lại bị chính tình hình kinh ...

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga: Quá nhiều ‘vùng cấm’, EU đành quay xe, có mà như không?

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga: Quá nhiều ‘vùng cấm’, EU đành quay xe, có mà như không?

Dù có thể là gói trừng phạt nhằm vào Nga được EU quyết định nhanh nhất, thì vẫn còn quá nhiều “vùng cấm” khá nhạy ...

Vị thế đang lên của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Vị thế đang lên của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới sau gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ...

(theo Interfax, Euractiv)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao những kết quả mà Tòa án hai nước Việt Nam và Trung Quốc đạt được thời gian qua.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên ...
Đại sứ nước ngoài 'ngạc nghiên' khi đến thăm một nhà máy ở khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Đại sứ nước ngoài 'ngạc nghiên' khi đến thăm một nhà máy ở khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Đại sứ Nam Phi Vuyiswa Tulelo cho biết rất ấn tượng với công nghệ sản xuất giấy nền đa lớp in tiền polymer của nhà máy Q&T ở khu công ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Fulham vs Aston Villa, 21h00 ngày 19/10 - Vòng 8 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Fulham vs Aston Villa, 21h00 ngày 19/10 - Vòng 8 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Fulham vs Aston Villa tại vòng 8 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 19/10.
Vượt Pele và Ronaldo, Messi giành giải Cầu thủ vĩ đại nhất

Vượt Pele và Ronaldo, Messi giành giải Cầu thủ vĩ đại nhất

Lionel Messi mới được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại (GOAT), giải thưởng do tờ Marca trao tặng.
Nhận định, dự đoán tỷ số Tottenham vs West Ham, 18h30 ngày 19/10 - Vòng 8 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Tottenham vs West Ham, 18h30 ngày 19/10 - Vòng 8 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Tottenham vs West Ham tại vòng 8 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 18h30 ngày 19/10.
Đại sứ nước ngoài 'ngạc nghiên' khi đến thăm một nhà máy ở khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Đại sứ nước ngoài 'ngạc nghiên' khi đến thăm một nhà máy ở khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Đại sứ Nam Phi Vuyiswa Tulelo cho biết rất ấn tượng với công nghệ sản xuất giấy nền đa lớp in tiền polymer của nhà máy Q&T ở khu công nghệ cao Hoà Lạc
Giá cà phê hôm nay 18/10/2024: Giá cà phê đồng loạt đỏ sàn, robusta chịu sức ép từ nhiều yếu tố, vào vụ mới giá còn giảm?

Giá cà phê hôm nay 18/10/2024: Giá cà phê đồng loạt đỏ sàn, robusta chịu sức ép từ nhiều yếu tố, vào vụ mới giá còn giảm?

Giá cà phê hôm nay 18/10/2024: Giá cà phê đồng loạt đỏ sàn, robusta chịu sức ép từ nhiều yếu tố, vào vụ mới giá còn giảm?
Giải 'bài toán' chuyển dịch năng lượng bền vững cho Việt Nam

Giải 'bài toán' chuyển dịch năng lượng bền vững cho Việt Nam

Diễn đàn Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu với chủ đề 'Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam' diễn ra ngày 17/10 tại Hà Nội.
Giá heo hơi hôm nay 18/10: Thị trường lặng sóng; kiến nghị sớm xây dựng mô hình sàn giao dịch thịt heo TP.HCM

Giá heo hơi hôm nay 18/10: Thị trường lặng sóng; kiến nghị sớm xây dựng mô hình sàn giao dịch thịt heo TP.HCM

Thị trường heo hơi cả nước đồng loạt lặng sóng trong phiên sáng nay. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc đang dao động trong khoảng 62.000 - 65.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 18/10/2024: Thị trường nhích nhẹ; mạnh dạn chuyển đổi, nông dân vựa tiêu Bình Phước thu ‘trái ngọt’

Giá tiêu hôm nay 18/10/2024: Thị trường nhích nhẹ; mạnh dạn chuyển đổi, nông dân vựa tiêu Bình Phước thu ‘trái ngọt’

Giá tiêu hôm nay 18/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
CIEM đề xuất chưa áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

CIEM đề xuất chưa áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ tác động tới ngành nước giải khát, mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành.
Forbes vinh danh Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Forbes vinh danh Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới

Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới

Thị trường xuất hiện dấu hiệu 'tạo nhiêt', giao dịch chung cư áp đảo; nguồn cung căn hộ phía Đông TP.HCM nở rộ… làtin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà

Thị trường phục hồi nhưng chưa thể bứt phá, tỷ lệ tiêu thụ đất nền và thổ cư đầy đủ pháp lý tăng hơn 30%… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?

Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?

Workshop 'Đồng tiền đi liền kinh nghiệm' mang đến nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm thuê nhà và tài chính cá nhân cho các bạn trẻ.
Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục leo thang, cả nước có khoảng 40.000 môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Thứ trưởng Bộ Xây dựng trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề giải pháp để đưa bất động sản về đúng giá trị, tránh bong bóng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/10: USD tăng vọt, EUR đón tín hiệu xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/10: USD tăng vọt, EUR đón tín hiệu xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/10 ghi nhận đồng USD tăng vọt lên mức cao mới trong 11 tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/10: USD giữ đà tăng mạnh, EUR tiếp tục trượt dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/10: USD giữ đà tăng mạnh, EUR tiếp tục trượt dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/10 ghi nhận đồng USD đã tăng mạnh, Bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/10: USD lên mức cao nhất hai tháng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/10: USD lên mức cao nhất hai tháng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/10 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ, đưa đồng tiền này lên mức cao nhất trong hơn hai tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/10: USD kéo dài chuỗi tăng giá, EUR triển vọng xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/10: USD kéo dài chuỗi tăng giá, EUR triển vọng xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/10 ghi nhận USD đã chạm mức cao nhất trong 10 tuần, kéo dài chuỗi tăng giá trong nhiều tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/10: USD ổn định, EUR cần vượt qua rào cản

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/10: USD ổn định, EUR cần vượt qua rào cản

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/10 ghi nhận đồng USD có tiềm năng hướng đến mục tiêu 105-106 trong trung hạn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10: USD kết thúc chuỗi tăng giá vì điều gì?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10: USD kết thúc chuỗi tăng giá vì điều gì?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10 ghi nhận đồng USD giảm so với đồng Yen Nhật.
Phiên bản di động