Nga đang xem xét sửa đổi Học thuyết hạt nhân. (Nguồn: Adobe Stock) |
Theo thông tin của quan chức Điện Kremlin với hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập hội nghị thường trực của Hội đồng An ninh Nga về răn đe hạt nhân sau thời gian tạm dừng kéo dài hơn một năm.
Tin liên quan |
Tổng thống Nga ra tuyên bố về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tung hành động khiến nhiều nơi 'thấp thỏm' |
Trong cuộc họp, ông đã đề cập những sửa đổi dự kiến sẽ cập nhật vào Học thuyết hạt nhân của Nga. Hiện tại, nước này đã có dự thảo của bản sửa đổi song vẫn chưa được thông qua.
Theo ông Peskov, việc ký sắc lệnh phê chuẩn Học thuyết hạt nhân sửa đổi sẽ được Tổng thống Nga thực hiện khi sẵn sàng.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev mô tả, việc xem xét lại Học thuyết hạt nhân của Nga là một "sự kiện được dự đoán trước" và có thể giúp làm dịu đi cái đầu "nóng" của một số đối thủ của Nga.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực tìm cách thúc đẩy phương Tây, trong đó có Mỹ, cho phép Kiev sử dụng các vũ khí tầm xa được cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Về vấn đề này, cùng ngày, hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin, bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin cảnh báo, tất cả đều rõ ràng hậu quả của việc đồng ý với Kiev, nhấn mạnh: “Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ có đủ lý trí và trí tuệ để không dẫn đến tình trạng này”.
Học thuyết hạt nhân của Nga, có tên chính thức là Nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân. Phiên bản gần đâu nhất được phê chuẩn tháng 6/2020, với nguyên tắc cơ bản là vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Trong dự thảo sửa đổi, Học thuyết sẽ mở rộng danh sách các quốc gia và liên minh quân sự phải chịu sự răn đe hạt nhân cũng như danh sách các mối đe dọa quân sự cần các biện pháp răn đe hạt nhân.
Dự thảo cũng đề cập hành động "xâm lược chống Nga" của bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân, đều được coi là cuộc tấn công chung của họ vào Liên bang Nga.
Nga sẽ cân nhắc chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân nếu phát hiện ra dấu hiệu khởi đầu của một vụ phóng tên lửa, máy bay hoặc máy bay không người lái quy mô lớn nhằm vào Nga.
Bên cạnh đó, Moscow cũng bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Nga hoặc Belarus, hai thành viên của Nhà nước liên minh, là đối tượng của hành động xâm lược, bao gồm cả vũ khí thông thường nhưng "gây ra mối đe dọa nghiêm trọng" đối với chủ quyền.
Phó tiến sĩ khoa học chính trị Alexander Bedritsky, Giám đốc Trung tâm phân tích và thông tin Tauride, gọi việc sửa đổi Học thuyết hạt nhân của Nga là lời cảnh báo đối với phương Tây và là điều không thể tránh khỏi, vì Moscow “đang trên bờ vực cần phải thay đổi các văn kiện”.
| Tin thế giới 25/9: Điều gì khiến Nga liên tục tuyên bố 'sai lầm nghiêm trọng'? Tổng thống Biden 'chốt' nhiệm kỳ bằng chuyến thăm châu Phi duy nhất Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| 'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng EU đã phát hiện một nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine có thể "không làm đau" túi tiền của chính họ. |
| Điểm tin thế giới sáng 26/9: Indonesia ‘nhấn ga’ vào CPTPP, Thủ tướng Israel hoãn dự Đại hội đồng LHQ, Hàn Quốc-Cuba họp cấp Ngoại trưởng Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/9. |
| Trung Quốc nêu 3 đề xuất giải quyết xung đột Ukraine, vạch những điểm chính để có hòa bình toàn cầu Ngày 25/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có bài phát biểu tại cuộc họp cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp ... |
| Tình hình Lebanon: Sắp có hành động quyết định? Israel hé lộ kế hoạch nếu ngoại giao thất bại, Mỹ tin vẫn còn con đường tránh 'gươm đao' Trong bối cảnh nguy cơ căng thẳng ở biên giới Israel-Lebanon có thể đẩy khu vực vào một cuộc xung đột toàn diện, Mỹ, Liên ... |