Các hãng công nghệ thông tin phương Tây thiệt hại hàng tỷ USD khi rút khỏi thị trường Nga. (Nguồn: istock) |
Theo Bộ trên, những công ty này, bao gồm cả những tên tuổi nổi bật trong ngành như IBM và Microsoft, đã tự quyết định rời đi và nhận thức được những tổn thất mà họ sẽ phải gánh chịu.
Trong một cuộc họp Quốc hội Nga, ông Shadaev nêu rõ: “Theo ước tính của chúng tôi, thiệt hại của các công ty CNTT quốc tế liên tục hoạt động tại quốc gia này đến năm 2022 lên tới 650-700 tỷ Ruble (9,4-10,2 tỷ USD). Nga rất mong muốn được làm việc với các quốc gia sẵn sàng hợp tác bất chấp lệnh trừng phạt".
Bộ trưởng Shadaev khẳng định, ngay cả khi các công ty phương Tây đã rút khỏi Nga, công nghệ và các dự án của nước này trong lĩnh vực CNTT vẫn có tính cạnh tranh.
Ông nhận xét: “Chúng tôi hiện đang nhận thấy nhu cầu lớn đối với các dự án chung về công nghệ của Nga ở các nước Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á. Nga sẽ không bị loại khỏi ngành CNTT toàn cầu và sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác trên cơ sở quan hệ đối tác công bằng.
Nhiều công ty quốc tế, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực CNTT, đã dừng hoạt động tại Nga do áp lực trừng phạt. Danh sách này bao gồm các nhà sản xuất ô tô, các công ty năng lượng, nhà bán lẻ, chuỗi nhà hàng và khách sạn, thương hiệu quần áo và nhiều hãng khác của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản".
Cùng ngày, tại cuộc họp khẩn với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, Phó Thủ tướng Nga, Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov cho hay, Moscow tập trung xuất khẩu các sản phẩm kim loại sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Mỹ Latinh và các quốc gia Đông Nam Á.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Manturov nêu rõ: "Trong bối cảnh bị trừng phạt, thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, các nước Á-Âu và CIS, các quốc gia Mỹ Latinh, châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á đang trở thành khu vực ưu tiên xuất khẩu.
Các doanh nghiệp của chúng ta với sự hỗ trợ của các đại diện thương mại tại các nước đã chuyển hướng xuất khẩu.... các biện pháp hỗ trợ về kho vận (logistics) sẽ được thực hiện".