Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trực tiếp thị sát và chỉ đạo vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng 3/2022. (Nguồn: KCNA) |
Nhà ngoại giao Nga nói rõ: "Cần phải công nhận rằng tổ hợp công nghiệp-quân sự Triều Tiên đã đạt được những kết quả ấn tượng trong 10 năm qua. Bình Nhưỡng đã phát triển gần như hoàn chỉnh một dòng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, với hàng chục vụ phóng thử đã được thực hiện".
Theo ông Matsegora, ban lãnh đạo Triều Tiên không có lý do để phát triển và thực hiện các chương trình tên lửa hạt nhân quy mô lớn nếu không có "sự gây hấn, không chịu sức ép ngày càng tăng về quân sự, chính trị và kinh tế, không có các âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ và các mối đe dọa trực tiếp nhằm loại bỏ hệ thống chính trị - xã hội đang tồn tại ở đó".
Đại sứ Nga khẳng định: "Triều Tiên dĩ nhiên không định tấn công Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, chiếm giữ những nước này hay thay đổi hệ thống chính trị của họ".
Vào giữa tháng 4, có thông tin cho biết, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn loại mới Hwasong-18.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Chủ tịch nước này Kim Jong-un đã đích thân giám sát vụ phóng thử.