Giới chuyên gia cho rằng, Nga đang sở hữu nhiều tên lửa hiện đại, được coi là "những lá bài tủ" để nhanh chóng đối phó với việc Washington rút khỏi INF. (Nguồn: Nationalinterest) |
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã đưa ra bình luận về sự bác bỏ của Đức đối với đề xuất của Nga liên quan đến việc áp đặt lệnh hoãn triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu, từng được mường tượng trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) - hiện đã đổ vỡ.
Khi được hỏi về đánh giá của Nga về sự bác bỏ của Đức đối với đề xuất của Moscow, ông Peskov nói: "Đây hoàn toàn là vấn đề về những cuộc đàm phán. Không một quốc gia nào có thể nói họ không chia sẻ quan ngại với Nga về sự thật là một lĩnh vực quan trọng như kiểm soát vũ khí không còn có một số quy định pháp lý bằng văn bản".
Vào cuối tháng 9/2019, Tổng thống Nga Putin đã gửi một lá thư về hiệp ước INF tới tất cả các quốc gia thuộc liên minh NATO, cũng như một số cường quốc không có trong khối, đặc biệt là Trung Quốc. Nga đã tuyên bố quyết định không triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu hoặc các khu vực khác. Họ kêu gọi Mỹ và các đồng minh đưa ra các cam kết tương tự.
Giới chuyên gia cho rằng, Nga đang sở hữu nhiều tên lửa hiện đại, được coi là "những lá bài tủ" để nhanh chóng đối phó với việc Washington rút khỏi INF. Chúng vốn bị giới hạn nhiều tính năng để đáp ứng điều khoản INF, trong đó cấm hai bên phát triển tên lửa hành trình, đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn 500-5.500 km.