Nga-phương Tây xích mích, Nhân dân tệ 'lên ngôi', Trung Quốc 'ngồi không' hưởng lợi?

Linh Chi
Trên trang Japan Times, Giáo sư kinh tế Barry Eichengreen tại Đại học California (Mỹ) cho rằng, khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với ngân hàng trung ương của Nga, các nhà bình luận đã cảnh báo về những thay đổi sâu rộng trong trật tự tài chính và tiền tệ toàn cầu.
Theo dõi TGVN trên
Nga-phương Tây xích mích, Nhân dân tệ 'lên ngôi', Trung Quốc 'ngồi không' hưởng lợi?
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng hiện diện tại Nga, giữa bão trừng phạt của phương Tây. (Nguồn: Bloomberg)

Các quốc gia khác sẽ coi những biện pháp trừng phạt đó là bước tiếp theo trong quá trình “vũ khí hóa” tài chính của phương Tây.

Lo sợ rằng một ngày nào đó họ cũng có thể bị trừng phạt, các chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, các ngân hàng Mỹ và Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT).

Nhân dân tệ tăng hiện diện

GS. Barry Eichengreen nhận định, Trung Quốc sẽ là người hưởng lợi chính.

Cho đến nay, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tìm cách đứng ngoài cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. Quốc gia này sở hữu hệ thống ngân hàng lớn. Năm 2015, Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) được Trung Quốc thành lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.

Năm 2022, khi đối diện với "bão" trừng phạt của phương Tây, Nga đã chấp nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ cho 14% hàng xuất khẩu. Quỹ tài sản có chủ quyền của đất nước cũng nắm giữ các chứng khoán và tiền gửi bằng Nhân dân tệ trị giá 45 tỷ USD. Các công ty Nga đã phát hành trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ trị giá 7 tỷ USD vào năm ngoái.

Không chỉ thế, Moscow đã quyết định lưu trữ tất cả doanh thu thặng dư từ dầu khí vào năm 2023 bằng Nhân dân tệ, khi nước này ngày càng chuyển sang sử dụng đồng tiền Trung Quốc để dự trữ ngoại hối.

"Với hoàn cảnh của Nga, không có gì đáng ngạc nhiên khi điều này xảy ra. Nhưng liệu các quốc gia khác có đi theo hướng đó?" - GS. Barry Eichengreen đặt câu hỏi.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Saudi Arabia vào cuối năm ngoái, đã có thông tin cho rằng, Riyadh sẽ thanh toán cho hoạt động mua dầu bằng đồng Nhân dân tệ.

Gần đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng "ngỏ ý" với Pakistan, Argentina và Brazil trong việc thanh toán bằng đồng nội tệ của mình.

Tháng trước, Ngân hàng trung ương Iraq đã công bố kế hoạch cho phép thanh toán trực tiếp bằng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch với Trung Quốc.

TS. Nguyễn Quốc Việt: Doanh nghiệp Mỹ ‘gõ cửa’ tăng trưởng xanh, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm! TS. Nguyễn Quốc Việt: Doanh nghiệp Mỹ ‘gõ cửa’ tăng trưởng xanh, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm!
Tin liên quan

Và mới đây nhất, ngày 29/3, Sàn giao dịch dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Thượng Hải thông tin, Trung Quốc vừa hoàn tất giao dịch thanh toán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ.

Cụ thể, gã khổng lồ dầu khí nhà nước Trung Quốc CNOOC và TotalEnergies đã hoàn thành giao dịch LNG đầu tiên trên sàn giao dịch với việc thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.

Trung Quốc có sức hút tài chính hạn chế?

Tuy nhiên, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ dự trữ ngoại hối toàn cầu của đồng Nhân dân tệ vẫn chưa đến 3% trong tổng dự trữ toàn cầu. Hơn nữa, đồng nội tệ Trung Quốc chiếm chưa đến 2% giá trị của tất cả các hướng dẫn thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới được gửi qua SWIFT.

GS. Barry Eichengreen nhận định: "Chắc chắn là không phải tất cả các quốc gia đều báo cáo thành phần tiền tệ trong dự trữ ngoại hối. Và, thay vì sử dụng dịch vụ nhắn tin điện tử của SWIFT, các ngân hàng của họ rất có thể sắp xếp chuyển tiền xuyên biên giới thông qua các phương thức thay thế kiểu cũ như email, điện thoại và fax.

Nhưng, bất chấp những trường hợp đặc biệt như Nga, cũng có lý do để nghĩ rằng, Trung Quốc có sức hút tài chính hạn chế.

Mỹ từng khiếu nại rằng, Trung Quốc có thể đang giúp Nga cung cấp trang thiết bị cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Điều này làm tăng khả năng Bắc Kinh có thể trở thành đối tượng của các biện pháp trừng phạt thứ cấp. Nếu điều đó xảy ra, sẽ có rất ít cơ hội thực hiện hoạt động kinh doanh xuyên biên giới thông qua các ngân hàng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới".

Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần thay đổi quan điểm đối với khu vực tư nhân. Theo GS. Barry Eichengreen, các biện pháp kiểm soát vốn của Bắc Kinh cung cấp các đòn bẩy để tạo ra những thay đổi như vậy.

Công nghệ sẽ định hình lại trật tự tài chính toàn cầu?

Vị Giáo sư này cho rằng, thay vì "đặt trứng vào một giỏ" là Trung Quốc, các quốc gia khác - ở châu Á và các nơi khác - đã tìm cách sử dụng đồng tiền của chính họ để thanh toán xuyên biên giới.

Đơn cử như tại Singapore và Thái Lan, hai đất nước này đã kết nối các hệ thống thanh toán nhanh - PayNow và PromptPay - cho phép khách hàng của các ngân hàng tham gia chuyển tiền giữa hai quốc gia chỉ bằng số điện thoại di động.

Tương tự, Ngân hàng Negara Malaysia và Ngân hàng trung ương Thái Lan đã mở rộng khuôn khổ thanh toán trực tiếp bằng đồng Ringgit-Baht để cho phép người dân hai nước thực hiện thanh toán trực tiếp thông qua các ngân hàng thương mại đủ điều kiện.

Không chỉ thế, trong năm 2022, năm ngân hàng trung ương Đông Nam Á là Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Philippines đã ký một thỏa thuận liên kết các hệ thống thanh toán nhanh, bỏ qua nhu cầu sử dụng đồng USD hoặc đồng Nhân dân tệ để chuyển tiền xuyên biên giới thông qua việc tích hợp hệ thống thanh toán bằng mã QR.

Tương tự, GS. Barry Eichengreen cho hay, về mặt dự trữ ngoại hối, đa dạng hóa khỏi đồng USD không có nghĩa là chuyển sang sử dụng đồng Nhân dân tệ, mà là đa dạng hóa sang nội tệ Hàn Quốc, Singapore, Thụy Điển, Na Uy và các loại tiền dự trữ phi truyền thống khác.

"Những xu hướng này không phản ánh địa chính trị nhiều bằng sự phát triển của công nghệ. Các hệ thống thanh toán như PayNow và PromptPay là các hệ thống kỹ thuật số, vì vậy, chúng dễ dàng liên kết với nhau, loại bỏ nhu cầu sử dụng đồng USD hay Nhân dân tệ khi chuyển tiền.

Đồng tiền của các quốc gia nhỏ hơn cũng trở nên dễ nắm giữ hơn và giao dịch rẻ hơn. Nhờ đó, những loại tiền tệ như vậy trở nên hấp dẫn hơn đối với các khoản thanh toán và như một hình thức dự trữ quốc tế.

Người ta cho rằng, địa chính trị sẽ định hình lại trật tự tài chính và tiền tệ toàn cầu theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Nhưng công nghệ có thể là tiếng nói cuối cùng. Và, nếu có, công nghệ có thể thay đổi trật tự tài chính và tiền tệ theo một cách rất khác", GS. Barry Eichengreen nêu quan điểm.

Đồng Nhân dân tệ bất ngờ 'trúng đạn', kinh tế Trung Quốc tăng thách thức

Đồng Nhân dân tệ bất ngờ 'trúng đạn', kinh tế Trung Quốc tăng thách thức

Trung Quốc có thể mất đi hỗ trợ chính cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay khi người dân đổ xô du lịch nước ...

Nhân dân tệ tràn ngập tại Nga, Moscow vẫn 'cô đơn' trong hệ thống tài chính toàn cầu?

Nhân dân tệ tràn ngập tại Nga, Moscow vẫn 'cô đơn' trong hệ thống tài chính toàn cầu?

Sự thay đổi mạnh mẽ trong vị thế tiền tệ của Nga đặt ra những rủi ro đáng kể và chưa thể giải quyết được ...

Toan tính của Nga 'giải mã cách chống lưng' cho đồng Ruble trước cuồng phong kinh tế

Toan tính của Nga 'giải mã cách chống lưng' cho đồng Ruble trước cuồng phong kinh tế

Dù liên tục hứng chịu những trận “cuồng phong” kinh tế, nhưng kể từ năm 2022, đồng nội tệ của Nga đã tăng khoảng 15% ...

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc 'nóng rẫy' tại Nga, hộ gia đình cũng đang 'khử USD hóa'

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc 'nóng rẫy' tại Nga, hộ gia đình cũng đang 'khử USD hóa'

Nền kinh tế Nga - bị hạn chế bởi các mạng lưới tài chính phương Tây và đồng USD - đã chấp nhận một giải ...

Trung Quốc 'bơm' hàng tỷ USD vào kho bạc Nga, Moscow đang phụ thuộc nhiều hơn về tài chính?

Trung Quốc 'bơm' hàng tỷ USD vào kho bạc Nga, Moscow đang phụ thuộc nhiều hơn về tài chính?

Trung Quốc hiện là khách hàng lớn nhất mua dầu mỏ và khí đốt Nga, 'bơm' hàng tỷ USD vào kho bạc của Tổng thống ...

(theo Japan Times)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ Sáu ngày 2/6/2023: Cự Giải có nhiều tham vọng

Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ Sáu ngày 2/6/2023: Cự Giải có nhiều tham vọng

Tử vi hôm nay 2/6/2023 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Doanh nhân Nguyễn Thái Ngân: Tầm và Tâm

Doanh nhân Nguyễn Thái Ngân: Tầm và Tâm

Nguyễn Thái Ngân nổi bật trong công động doanh nhân với vai trò người sáng lập và điều hành Công ty TNHH Tatu Group. Thương hiệu nổi tiếng “Cô Ngân ...
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023, thăm chính thức Pháp và Czech

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023, thăm chính thức Pháp và Czech

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023, thăm chính thức Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Czech từ ngày ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Phát huy tinh thần phục vụ, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Phát huy tinh thần phục vụ, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân

Ngày 1/6, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị quán triệt nâng cao hiệu quả của công tác lãnh sự và bảo hộ công dân ...
Giá vàng hôm nay 2/6/2023: Giá vàng giảm trước áp lực bán ra, tâm lý đầu tư được cởi bỏ, vàng còn giảm tiếp?

Giá vàng hôm nay 2/6/2023: Giá vàng giảm trước áp lực bán ra, tâm lý đầu tư được cởi bỏ, vàng còn giảm tiếp?

Giá vàng hôm nay 2/6 giảm nhẹ khi chứng kiến áp lực bán ra. Tâm lý lo ngại rủi ro của giới đầu tư được cởi bỏ, thị trường có ...
Giá tiêu hôm nay 2/6/2023, thị trường tăng trưởng ấn tượng, chinh phục các mốc mới, dự báo còn nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay 2/6/2023, thị trường tăng trưởng ấn tượng, chinh phục các mốc mới, dự báo còn nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 72.500 – 75.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/6/2023, thị trường tăng trưởng ấn tượng, chinh phục các mốc mới, dự báo còn nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay 2/6/2023, thị trường tăng trưởng ấn tượng, chinh phục các mốc mới, dự báo còn nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 72.500 – 75.500 đồng/kg.
Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp Bình Định và Osaka (Nhật Bản)

Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp Bình Định và Osaka (Nhật Bản)

Sáng ngày 1/6, đoàn công tác do đồng chí Phạm Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Tổng lãnh sự ...
Bình Định tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Sakai, Nhật Bản

Bình Định tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Sakai, Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của tỉnh Bình Định. Đến nay tỉnh đã thu hút được 19 dự án của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản.
Quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn trong chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn trong chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Sầu riêng tươi chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Sầu riêng tươi chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Sầu riêng là loại trái cây xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.
Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại với tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc)

Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại với tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc)

Ngày 1/6, tại Hà Nội đã diễn ra 'Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Sơn Đông)'.
5 tháng đầu năm 2023, hơn 30% doanh nghiệp bất động sản giải thể

5 tháng đầu năm 2023, hơn 30% doanh nghiệp bất động sản giải thể

Nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) dừng triển khai các dự án mới, giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.
Bất động sản mới nhất: Chung cư ở lâu bán vẫn lời, Hà Nội sẵn sàng khởi công đường Vành đai 4, 12 dự án trọng điểm chậm tiến độ

Bất động sản mới nhất: Chung cư ở lâu bán vẫn lời, Hà Nội sẵn sàng khởi công đường Vành đai 4, 12 dự án trọng điểm chậm tiến độ

Chuyên gia giải thích lý do chung cư ở lâu bán vẫn lời, mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản gặp khó khăn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ

Thị trường bất động sản gặp khó khăn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh.
Bất động sản mới nhất: ‘Tia sáng nhỏ’ tại Hà Nội, thu hồi đất 5 biệt thự ở Khánh Hòa, giá chung cư giảm, vì sao nhà đầu tư còn đắn đo?

Bất động sản mới nhất: ‘Tia sáng nhỏ’ tại Hà Nội, thu hồi đất 5 biệt thự ở Khánh Hòa, giá chung cư giảm, vì sao nhà đầu tư còn đắn đo?

Nhà đầu tư còn đắn đo dù giá chung cư giảm, Khánh Hòa thu hồi đất 5 biệt thự, đất nền ven đô có sốt trở lại?… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tìm giải pháp xúc tiến đầu tư bất động sản du lịch nông nghiệp Việt Nam

Tìm giải pháp xúc tiến đầu tư bất động sản du lịch nông nghiệp Việt Nam

Chiều 25/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Giải pháp phát triển và Xúc tiến đầu tư: Bất động sản Du lịch Nông nghiệp Việt Nam.
Bất động sản mới nhất: Nhà phố cổ Hà Nội rao bán giá ‘hữu nghị’ vẫn ế, Hải Dương sắp triển khai dự án 1.800 tỷ đồng, thủ tục thế chấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Nhà phố cổ Hà Nội rao bán giá ‘hữu nghị’ vẫn ế, Hải Dương sắp triển khai dự án 1.800 tỷ đồng, thủ tục thế chấp sổ đỏ

Rầm rộ rao bán nhà mặt phố Hà Nội, Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 1.800 tỷ đồng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2023?

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2023?

Hình thức gửi tiết kiệm trực tiếp có mức lãi suất tiền gửi các ngân hàng hiện nay hấp dẫn hơn gửi tiền mặt tại quầy.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 1/6: Tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Yên Nhật, Bảng Anh... Kinh tế Mỹ sắp ổn định, đồng bạc xanh tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 1/6: Tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Yên Nhật, Bảng Anh... Kinh tế Mỹ sắp ổn định, đồng bạc xanh tăng nhẹ

Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 1/6, tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Kinh tế Mỹ sắp ổn định, đồng bạc xanh tăng nhẹ.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 31/5: Tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Yên Nhật, Bảng Anh... Nợ trần đợi Quốc hội Mỹ, đồng bạc xanh giảm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 31/5: Tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Yên Nhật, Bảng Anh... Nợ trần đợi Quốc hội Mỹ, đồng bạc xanh giảm

Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 31/5, tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Nợ trần đợi Quốc hội Mỹ, đồng bạc xanh giảm.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/5: Tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Yên Nhật, Bảng Anh... Mỹ tạm thời gỡ bỏ giới hạn nợ công, đồng bạc xanh tiếp tục tăng

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/5: Tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Yên Nhật, Bảng Anh... Mỹ tạm thời gỡ bỏ giới hạn nợ công, đồng bạc xanh tiếp tục tăng

Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/5, tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Mỹ tạm thời gỡ bỏ giới hạn nợ công, đồng bạc xanh ...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/5: Tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Yên Nhật, Bảng Anh... Đồng bạc xanh nhảy nhót

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/5: Tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Yên Nhật, Bảng Anh... Đồng bạc xanh nhảy nhót

Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/5, tỷ giá USD, EUR, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh nhảy nhót.
JICA hỗ trợ nâng cao năng lực, minh bạch thị trường chứng khoán Việt Nam

JICA hỗ trợ nâng cao năng lực, minh bạch thị trường chứng khoán Việt Nam

Hai bên tập trung thảo luận về Dự án 'Nâng cao năng lực về thúc đẩy hiệu quả thị trường chứng khoán' được triển khai trong giai đoạn tới.
Phiên bản di động