Nhỏ Bình thường Lớn

Nga: Radar Hoa hướng dương làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới và lợi ích kinh tế

Hệ thống radar này được sử dụng để quét các mục tiêu mặt nước và trên không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga, khả năng hoạt động liên tục bất chấp điều kiện thời tiết và khiến các mục tiêu ngoại lai lộ diện từ khoảng cách 450km.

Kế hoạch nghiên cứu chương trình radar đường chân trời mang tên Podsolnuk (Hoa hướng dương) bắt đầu vào đầu những năm 2000, dựa trên nhu cầu phát triển một loại radar "nhìn xa" toàn diện với tất cả các tính năng cần thiết.

Nga: Radar 'Hướng dương' với nhiệm vụ bảo vệ biên giới và lợi ích kinh tế
Nga: Radar Hoa hướng dương với nhiệm vụ bảo vệ biên giới và lợi ích kinh tế của Nga. (Nguồn: Top War)

Công nghệ mới

Mặc dù, vào thời điểm đó, các lực lượng vũ trang Nga đã có toàn bộ mạng lưới radar tầm ngắn tại các trạm ven biển. Tuy nhiên, khả năng của chúng không thể quan sát bao quát các vùng lãnh hải, vậy nên nhiều vùng đặc quyền kinh tế mất kiểm soát khi không có radar bao phủ.

Vào giữa năm 2005, Viện Nghiên cứu Khoa học Vô tuyến Tầm xa Nga (NPK NIIDAR) triển khai thử nghiệm mô hình radar mới Hoa hướng dương tại Kamchatka. Trong năm 2006-2008, hệ thống đã vượt qua các đợt kiểm tra cấp nhà nước, sau đó chính thức được đưa vào phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.

Đến giai đoạn năm 2009-2013, Nga xây dựng thêm trạm radar thứ hai gần thành phố Vladivostok, bắt đầu hoạt động phục vụ hạm đội Caspi .

Đối với chiến lược chinh phục phía Bắc, radar Podsolnuk đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vào năm 2017, trạm radar đầu tiên ở Bắc Cực dựng lên tại Novaya Zemlya và có thông tin cho rằng, trong tương lai gần, Nga sẽ xây thêm 5 trạm tương tự nhằm tạo ra một trường radar liên tục bao phủ dọc hết các vùng biên giới phía Bắc của đất nước.

Đặc tính kỹ thuật

Thành phần hệ thống của radar Podsolnuk ở phiên bản nội địa và xuất khẩu bao gồm hai bộ phận truyền và nhận tín hiệu. Ngoài ra, còn có một số thùng điện chứa với thiết bị vô tuyến, các cột thu phát sóng-anten, cũng như các thành phần phụ trợ khác đi kèm.

Trạm thu phát sóng thường bố trí trên bờ biển với khoảng cách từ 500 m đến 3,5 km, dưới sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin liên lạc tiêu chuẩn, tích hợp vào các mạch tổng hợp để thực hiện truyền dữ liệu, chỉ huy và điều khiển.

Tính năng chính của trạm radar Podsolnukh là khả năng phát hiện các vật thể trên mặt biển và trong khí quyển ở khoảng cách 450 km. Trạm radar có thể đồng thời phát hiện, theo dõi và phân loại 300 mục tiêu trên biển và 100 mục tiêu trên không ở chế độ tự động, xác định chính xác vị trí của chúng và chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống vũ khí và các phương tiện phòng không.

Tổ hợp tính toán hiệu suất cao của radar Podsolnuk có khả năng liên kết theo dõi và lưu trữ tất cả dữ liệu của mục tiêu từ khi đi vào khu vực phát hiện, đến khi thoát ra khỏi tầm kiểm soát. Thông tin về các trạng thái của mục tiêu liên tục được cập nhật đến đài chỉ huy.

Trên cơ sở radar Podsolnukh, cơ quan NPK NIIDAR phát triển phiên bản xuất khẩu Podsolnukh-E với hiệu suất được cải thiện. Radar xuất khẩu dự kiến ​​sẽ được giao cho khách hàng nước ngoài đầu tiên trong thời gian tới.

Trước đó, có thông tin cho rằng, vào năm 2016, NPK NIIDAR đã trúng thầu dự án lắp đặt hệ thống radar mới này từ một công ty nước ngoài giấu tên.

"Podsolnukh-E" đã cho thấy các đặc tính kỹ chiến thuật cao hơn và hiện đại hóa hơn, có khả năng truy quét rộng đến 200 độ trong phạm vi từ 15 đến 450 km, tùy thuộc vào thông số của mục tiêu.

Trong vòng 300 km, hệ thống dễ dàng phát hiện các mục tiêu trên mặt biển có lượng choán nước hơn 5.000 tấn. Tầm quét tối đa đối với các mục tiêu trên không là 450 km và nhận diện được các mục tiêu sử dụng công nghệ tàng hình.

Lớp bảo vệ biên giới trên biển

Hệ thống hoạt động liên tục và thường xuyên cập nhật các tín hiệu và mục tiêu tiếp cận lãnh thổ nước Nga. Với sự hỗ trợ của chúng, quân đội chủ động kiểm soát và tiến hành các cuộc tập trận của hạm đội và tác chiến hàng không.

Ngoài ra, radar cũng phát hiện các hoạt động tình báo đang cố gắng theo dõi các hoạt động quân sự của Nga.

Với thiết kế để theo dõi các điều kiện trên không và bề mặt trong một khu vực có bán kính hàng trăm km, cho phép Nga kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế và một số khu vực lân cận.

Ở phạm vi rộng hơn, nhiệm vụ quan sát được chuyển sang các trạm radar khác tiên tiến hơn. Việc sử dụng kết hợp nhiều hệ thống radar cho phép trường radar gần như bao trùm liên tục trên khắp các vùng biển và đại dương của Nga, như ngoài khơi Kamchatka và Primorye, biển Caspi và xung quanh vùng Novaya Zemlya.

Ngoài hệ thống radar Hoa hướng dương, Nga kết hợp thêm các hệ thống bảo vệ biên giới biển khác hình thành hệ thống giám sát phân lớp đa thành phần, đảm bảo phát hiện kịp thời một cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc máy bay tàng hình và trong một số trường hợp còn có nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích kinh tế.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ sẽ lắp một trạm radar sóng bề mặt tầm ngắn Podsolnuk với khả năng thu nhận mục tiêu 450 km ở Crimea phục vụ hạm đội Biển Đen.

Bên cạnh đó, Nga sẽ mở rộng quy mô của hệ thống này để nâng cao khả năng phát hiện các máy bay tàng hình tiên tiến, bao gồm F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Lockheed Martin, bảo vệ khu vực biển Baltic.

Bí mật về một số radar đối kháng của quân đội Mỹ

Bí mật về một số radar đối kháng của quân đội Mỹ

TGVN. Mặc dù một số mẫu có tuổi đời đáng kể, nhưng với sự trợ giúp của các hệ thống radar đối kháng, Lục quân ...

Nga từng bước hiện đại hóa hệ thống cảnh báo sớm tên lửa

Nga từng bước hiện đại hóa hệ thống cảnh báo sớm tên lửa

TGVN. Theo kết quả mới nhất của các giai đoạn hiện đại hóa, hệ thống tên lửa cảnh báo sớm của Nga đã vượt qua ...