Nga sẽ hội nhập kinh tế sâu hơn với châu Á để đối phó với phương Tây?

Quang Huy
Trong những thập niên tới, các nền kinh tế châu Âu sẽ không phải là nơi có nhu cầu lớn nhất về năng lượng và khoáng sản của Nga mà thay vào đó là những nền kinh tế sôi động của khu vực châu Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, các nước phương Tây và đồng minh đã áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ đối với Moscow.

Một số ngân hàng lớn của Nga đã bị đưa ra khỏi Hệ thống thanh toán toàn cầu (SWIFT) có trụ sở tại Bỉ. Các giao dịch với Ngân hàng Trung ương của Nga đã bị Mỹ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) ngăn cấm, khiến Nga không thể sử dụng phần lớn nguồn dự trữ ngoại hối trị giá 640 tỷ USD.

Các vụ phong tỏa và tịch thu tài sản được thực hiện đối với các thành viên cấp cao của giới tinh hoa chính trị và kinh tế của Nga; các máy bay Nga bị từ chối bay vào tất cả các không phận châu Âu và Bắc Mỹ.

Ngoài ra, một cuộc tẩy chay không chính thức đối với Nga đã khiến hơn 300 doanh nghiệp quốc tế đình chỉ hoạt động tại nước này, bao gồm các thương hiệu lớn như Apple, Disney, Zara, Visa, IKEA và Coca-Cola.

Chỉ trong vòng vài tuần, đồng Ruble Nga đã mất giá khoảng 40% so với đồng USD. Cuộc chiến kinh tế được thiết kế để cô lập chính phủ của Tổng thống Putin và chấm dứt chiến dịch của Nga.

Lệnh trừng phạt có thúc đẩy Nga hội nhập kinh tế với châu Á?
Hứng 'đòn' trừng phạt từ phương Tây do chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đang chuyển hướng sang châu Á để tăng sức chống đỡ cho nền kinh tế trong nước. (Nguồn: Asian Investor)

Thế khó của châu Âu

Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng của Nga. Nước này cung cấp 40% lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên, 46% than và 27% lượng nhập khẩu dầu của EU. Nga cũng là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, nhà sản xuất phân bón hàng đầu và sở hữu trữ lượng khoáng sản lớn.

Các biện pháp trừng phạt và tẩy chay chống lại Nga do đó có lẽ nên được gọi là cuộc chiến tài chính. Mặc dù các động thái về quản lý hành chính và kế toán như vậy chắc chắn có thể gây ra khó khăn đáng kể trong ngắn hạn và trung hạn, các biện pháp này không thể thay đổi thực tế rằng Nga sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị và hữu ích.

Trong bối cảnh nước Mỹ, với lợi thế độc lập về năng lượng, thúc đẩy các biện pháp trừng phạt năng lượng, Đức nhận ra họ đang ở một vị thế ngày càng khó khăn.

Tin liên quan
Khủng hoảng Ukraine: Phương Tây trừng phạt Nga - Gậy ông đập lưng ông? Khủng hoảng Ukraine: Phương Tây trừng phạt Nga - Gậy ông đập lưng ông?

Trong nhiều thập niên, giới chính trị và kinh doanh của Đức đã thực hiện một quá trình chuyển đổi diện rộng từ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân sang điện gió, điện Mặt trời và nhiên liệu sinh học.

Quá trình chuyển đổi năng lượng này luôn là một chiến lược tham vọng, song không được xây dựng trên cơ sở vững chắc đối với nước Đức - là cường quốc công nghiệp và sản xuất hàng đầu của châu Âu.

Công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn năng lượng ổn định và dồi dào - những thứ mà các tấm pin quang điện có thể cung cấp trên lý thuyết nhưng không phải ở Đức với thời tiết u ám và nhiều mây.

Với các nhà máy điện hạt nhân hiện gần như đóng cửa hoàn toàn, việc chuyển đổi năng lượng của Đức đã dẫn đến sự phụ thuộc vào năng lượng Nga cao hơn đáng kể so với mức trung bình của EU, với 55% nhập khẩu khí đốt tự nhiên đến từ Nga vào năm 2020.

Liệu thực tế trên có thay đổi? Trước tình hình căng thẳng leo thang tại Ukraine, chính phủ Đức đã để ngỏ khả năng trì hoãn việc đóng cửa một số nhà máy hạt nhân còn lại, trước khi ra quyết định chống lại điều này và nhấn mạnh kế hoạch tăng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và phát triển năng lượng tái tạo.

Trong khi Mỹ công bố kế hoạch cấm nhập khẩu năng lượng của Nga ngay lập tức, các kế hoạch mới của châu Âu để giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga mặc dù ít tham vọng hơn trên giấy tờ nhưng sẽ khó đạt được hơn.

Điều đang ngăn cản các nước châu Âu cắt giảm hoàn toàn nhập khẩu năng lượng từ Nga là họ không sẵn sàng trả chi phí cho giá nhập khẩu năng lượng cao hơn, chẳng hạn như nhập khẩu LNG từ Mỹ, Trung Đông, châu Phi, hoặc tiếp tục trợ cấp cho việc xây dựng và vận hành các cơ sở năng lượng tái tạo.

Trong khi Nga là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất châu Âu thì lục địa này lại là đối tác thương mại lớn nhất của Moscow. Việc mất hoàn toàn mối quan hệ thương mại này sẽ có những tác động tiêu cực hơn đối với nền kinh tế và tài sản nhà nước của Nga so với các biện pháp trừng phạt tài chính hiện tại.

Tuy nhiên, điều chưa được xem xét rộng rãi là khả năng Nga hoan nghênh kết quả này. Nếu Moscow đang đặt cược vào sự ly khai kinh tế đối với châu Âu, bao gồm cả năng lượng, thì các biện pháp trừng phạt sẽ giúp Nga thực hiện chiến lược này.

Nga sẽ thay thế châu Âu bằng châu Á?

Thật vậy, chính phủ của Tổng thống Putin đã có kế hoạch trả đũa bằng chiến tranh kinh tế của riêng mình.

Moscow đã chuẩn bị danh sách các quốc gia "không thân thiện" để cấm xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, và đe dọa đóng cửa khí đốt đối với Đức thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 để trả đũa việc Berlin ngừng chứng nhận dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Có lẽ những động thái này có thể được coi là phản ứng mang tính biểu tượng, nhưng chúng có thể phù hợp với một chiến lược rộng lớn hơn về việc thay thế châu Âu bằng châu Á với vai trò là khách hàng quan trọng của Nga đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Moscow đã và đang đầu tư mạnh vào phát triển và cơ sở hạ tầng ở khu vực Bắc Cực và cận Bắc Cực, nơi sản xuất phần lớn nhiên liệu hóa thạch và một phần đáng kể các khoáng sản có giá trị.

Tin liên quan
Trung Quốc Trung Quốc 'loay hoay' giải 'bài toán kinh tế' với Nga và phương Tây

Chính phủ Nga đã đi xa đến mức lập kế hoạch cho một "Tuyến đường biển phía Bắc" đến châu Á dọc theo bờ biển Bắc Cực rộng lớn của Nga, thường được coi là quá lạnh và nguy hiểm đối với vận tải hàng hải thông thường.

Một tuyến đường như vậy có thể chứng minh tầm quan trọng địa chính trị, ngay cả khi chúng không có giá trị về kinh tế, trong trường hợp tàu Nga bị từ chối cập cảng phương Tây, như Anh đã làm.

Vì mục đích này, Nga cũng đã hồi sinh đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân và xây dựng trạm năng lượng hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới để cung cấp điện cho các khu vực xa xôi của Siberia, với nhiều trạm khác đang tiếp tục được xây dựng.

Nga đã phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Điều đó sẽ không thay đổi. Nhưng trong những thập niên tới, các nền kinh tế châu Âu sẽ không phải là nơi có nhu cầu lớn nhất về năng lượng và khoáng sản.

Thay vào đó, nền kinh tế công nghiệp đang phát triển của Trung Quốc, cùng với nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hóa của Ấn Độ và các nước châu Á và châu Phi khác, sẽ là thị trường tăng trưởng chính cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga.

Cả Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, các quốc gia vùng Vịnh, nhiều nước ở châu Phi và Mỹ Latinh đều không chọn trừng phạt Nga sau khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine. Điều đó cho thấy sự phân tách kinh tế ngày nay cũng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn đối với châu Âu.

Nga hành động ráo riết, chi nghìn tỷ Ruble chống đỡ nền kinh tế

Nga hành động ráo riết, chi nghìn tỷ Ruble chống đỡ nền kinh tế

Ngày 15/3, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thông báo kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế nước này với hơn 100 sáng kiến và tổng ...

Kinh tế Nga 'ngấm đòn' trừng phạt, liệu Bắc Kinh có trợ giúp?

Kinh tế Nga 'ngấm đòn' trừng phạt, liệu Bắc Kinh có trợ giúp?

Nga đang bị phương Tây cô lập về kinh tế, và có những quan điểm cho rằng Moscow sẽ nhận được trợ giúp tài chính ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2024.
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo.
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động