TIN LIÊN QUAN | |
Nga, Trung lên tiếng về vụ thử tên lửa đạn đạo của Mỹ | |
Quân đội Nga phóng vệ tinh giám sát bí mật vào quỹ đạo |
Sau 8 năm, Nga sẽ phóng vệ tinh Elektro-L lên quỹ đạo vào tối nay. (Ảnh minh họa. Nguồn: Sputnik) |
Đây sẽ là vụ phóng thiết bị lên vũ trụ thứ 24 trong năm 2019. Cho tới thời điểm này Nga đã thực hiện 12 vụ phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur, 7 vụ từ sân bay vũ trụ Plesetsk, 1 vụ phóng từ sân bay phía Đông và 3 vụ phóng từ sân bay Kourou.
Vụ phóng sắp tới mang tính biểu trưng - đây sẽ là vụ phóng thứ 1.500 từ sân bay vũ trụ Baikonur kể từ ngày 4/10/1957.
Dự kiến, khối DM-03 mang vệ tinh sẽ tách khỏi tầng thứ ba của tên lửa trên quỹ đạo thấp vào lúc 19h03 giờ Hà Nội. Việc tiếp tục đưa vệ tinh Elektro-L lên quỹ đạo địa tĩnh (quỹ đạo tròn có độ cao 35.786 km) được thực hiện nhờ 3 lần bật động cơ của khối DM-03.
Dự kiến, vệ tinh sẽ tách khỏi khối DM-03 vào lúc 1h40’ sáng (giờ Hà Nội), tức là sau khi phóng 6 giờ 37 phút.
Trọng lượng của vệ tinh Electro-L thứ ba khi phóng lên là 2.094 kg, tuổi hoạt động ước tính 10 năm. Vệ tinh sẽ hoạt động ở vị trí 165,8 độ kinh đông.
Vệ tinh Elektro-L đầu tiên được phóng từ Baikonur vào năm 2011. Năm 2016, vệ tinh này đã dừng hoạt động trước thời hạn và bị loại khỏi nhóm quỹ đạo.
Vào năm 2015, vệ tinh Elektro-L thứ hai được phóng lên và hiện đang hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh tại vị trí 76 độ kinh đông. Việc phóng các vệ tinh Elektro-L thứ tư và thứ năm được lên kế hoạch vào năm 2021 và 2022.
Lĩnh vực ứng dụng chính của các vệ tinh thuộc dòng Elektro là cung cấp cho Cơ quan khí tượng thủy văn Nga, các cơ quan Bộ Quốc phòng Nga và những đơn vị khác thông tin cập nhật về dự báo thời tiết quy mô khu vực và toàn cầu, phân tích điều kiện để thực hiện các chuyến bay, theo dõi khí hậu và giám sát những tình huống khẩn cấp, cũng như chuyển tiếp tín hiệu từ các phao vô tuyến cấp cứu thuộc hệ thống (Thông tin vệ tinh trợ giúp các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn) COSPAS-SARSAT.
Hiện nay, Nga có 4 vệ tinh khí tượng đang hoạt động trên quỹ đạo gồm 3 vệ tinh Meteor-M số 1, 2, 2-2 và vệ tinh Elektro-M số 2.
| Sao Thổ soán ngôi Sao Mộc về số vệ tinh xoay quanh Số tiểu hành tinh xoay quanh sao Thổ là 82, vượt qua con số 79 "Mặt Trăng" xoay quanh Sao Mộc được ghi nhận trước ... |
| Bình luận của Nga về việc Ấn Độ thử thành công tên lửa bắn rơi vệ tinh trên quỹ đạo Ngày 28/3, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra bình luận về vụ Ấn Độ trước đó một ngày đã thử thành công tên lửa bắn ... |
| Mỹ yêu cầu Iran không theo đuổi kế hoạch phóng vệ tinh vào không gian Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/2 cho biết bộ này đã được báo cáo về việc Iran thất bại trong nỗ lực phóng một vệ ... |