Dự trữ ngoại hối của Nga đạt 587,5 tỷ USD tính đến ngày 16/6. (Nguồn: DW) |
Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga, dự trữ ngoại hối của nước này đạt 587,5 tỷ USD tính đến ngày 16/6.
Theo tính toán của Ngân hàng trên, khối lượng dự trữ quốc tế đã tăng 1,8 tỷ USD chỉ trong một tuần, từ ngày 9/6-17/6, tương đương 0,3%, phần lớn là do “sự định giá lại thị trường tích cực”.
Vào tháng 5/2023, dự trữ đã giảm 1,95% - tương đương 11,6 tỷ USD - xuống còn 584,1 tỷ USD, sau khi tăng vọt trên 600 tỷ USD trong tháng 4.
Dự trữ ngoại hối của Nga đạt mức cao lịch sử là 643,2 tỷ USD vào ngày 18/2/2022, nhưng đã giảm 8,4% trong suốt năm qua và đạt 577,5 tỷ USD vào ngày đầu tiên của năm nay (1/1/2023).
Khoảng một nửa dự trữ ngoại hối của Nga ở nước ngoài đã bị các ngân hàng trung ương phương Tây đóng băng vào tháng 3 năm ngoái - một phần của lệnh trừng phạt đối với Moscow trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina.
Các tài sản còn lại bao gồm vàng và ngoại tệ, cũng như Nhân dân tệ của Trung Quốc, được giữ trong nước.
| Bỏ qua sự chi phối của USD, một quốc gia Nam Á chính thức mua dầu Nga bằng Nhân dân tệ Ngày 12/6, Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan Musadik Malik cho biết, nước này đã thanh toán tiền mua lô dầu thô giảm giá đầu tiên ... |
| Vì Nga, Mỹ khiến nhiều nước 'quay xe' với USD, Trung Quốc đã thấy cơ hội khả thi Các nhà kinh tế gọi USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu - danh hiệu mang lại một số đặc quyền khá quan trọng ... |
| Xung đột Nga-Ukraine nâng tầm Nhân dân tệ Trung Quốc, USD Mỹ vẫn bất khả chiến bại, đây là lý do không thể ‘hạ bệ’ đồng bạc xanh Mỹ có nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất toàn cầu. ... |
| Doanh nhân Trung Quốc: Trao đổi thương mại với Nga thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng NDT Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Nga Zhou Liqun cho biết, tỷ lệ thanh toán bằng đồng nội tệ giữa Nga và ... |
| Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng Chủ ngân hàng quyền lực hàng đầu nước Nga cho rằng, nguy hiểm hơn cả Chiến tranh Lạnh, chính “cuộc xung đột nóng” đang đưa ... |