Nga tuyên bố, dù rút khỏi CBSS, song nước này sẽ vẫn duy trì sự hiện diện ở vùng Baltic. (Nguồn: Dreamstime) |
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng sự hiện diện của Nga trong CBSS là không hiệu quả và phản tác dụng".
Mặc dù rút khỏi CBSS, song Nga sẽ vẫn duy trì sự hiện diện ở vùng Baltic.
CBSS là một diễn đàn chính trị cho hợp tác khu vực gồm 11 quốc gia thành viên (trong đó có Đức, Phần Lan, Na Uy) cùng Liên minh châu Âu (EU).
Cùng ngày, bộ trên cho biết, nước này đã trục xuất 2 nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Phần Lan ở Moscow để trả đũa việc Helsinki quyết định trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga trước đó.
Động thái cũng diễn ra trong bối cảnh Phần Lan đã ký đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và sẽ gửi tới tổ chức này.
Trong một diễn biến khác, ngày 17/5, báo Washington Post đưa tin, Lithuania, Latvia và Estonia đề xuất NATO soạn thảo một kế hoạch dự phòng nhằm triển khai 20.000 binh sĩ tới khu vực trong trường hợp một trong những nước này vướng vào xung đột quân sự trực tiếp với Nga.
Thông tin trên cho biết, các nước Baltic lo ngại Nga có khả năng triển khai nhanh chóng một lực lượng quân sự lớn tới biên giới phía Đông của NATO để đối đầu với liên minh quân sự này.
Việc Thụy Điển và Phần Lan dự kiến cùng nộp đơn xin gia nhập NATO vào ngày 18/5, chính thức từ bỏ quy chế trung lập khiến Nga cảnh báo rằng, điều này đang "thay đổi hoàn toàn tình hình". Moscow tuyên bố sẽ xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề khi đưa ra các đánh giá về an ninh của riêng mình.
| EU hứa không để Ukraine cạn kiệt thiết bị quân sự, Pháp đẩy mạnh cấp vũ khí cho Kiev Pháp cũng như Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục cam kết viện trợ vũ khí, trang bị quân sự cho Ukraine trong xung đột ... |
| Tin thế giới 16/5: Nga nói 'không có lối thoát nào khác' trong xung đột với Ukraine; EU đang làm con tin? Nóng chuyện thêm thành viên NATO Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Phần Lan-Thụy Điển muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), quan hệ Nga-EU, tình hình ... |