Nhỏ Bình thường Lớn

Nga và Ấn Độ hướng tới kim ngạch thương mại hơn 100 tỷ USD; bàn vấn đề liên quan dầu mỏ

Ngày 9/7, phát biểu với báo giới, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, nước này và Ấn Độ đang thảo luận về khả năng ký thỏa thuận dài hạn về cung cấp dầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay trong cuộc gặp không chính thức tại dinh thự bang Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow, ngày 8/7. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp không chính thức tại dinh thự bang Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow, ngày 8/7. (Nguồn: Reuters)

Ông Novak nói: “Về hợp tác lâu dài, cả Nga và Ấn Độ đều quan tâm đến vấn đề nói trên. Về nguồn cung, chúng tôi quan tâm đến hợp tác lâu dài và các hình thức như vậy… đương nhiên đang được xem xét”.

Phó Thủ tướng Nga cho biết, năm 2023, nước này đã xuất khẩu 90 triệu tấn dầu sang Ấn Độ, cung cấp 40% tổng nhu cầu của quốc gia Nam Á. Đất nước đông dân nhất thế giới đã trở thành thị trường dầu mỏ lớn nhất của xứ sở bạch dương và là một trong những đối tác quan trọng.

Tin liên quan
Thủ tướng Malaysia: Quá trình gia nhập BRICS cần thêm thời gian Thủ tướng Malaysia: Quá trình gia nhập BRICS cần thêm thời gian

"Năm 2023 khối lượng dầu thô cung cấp cho Ấn Độ đã tăng gấp đôi so với năm 2022 và năm 2021, Nga chỉ cung cấp cho Ấn Độ 5 triệu tấn dầu. Nếu chúng ta so sánh với năm 2021, mức tăng trưởng gần gấp 20 lần", ông nhấn mạnh.

* Cùng ngày, hai nước cũng đã nhất trí thúc đẩy thương mại song phương lên hơn 100 tỷ USD vào năm 2030 bằng cách tái tạo đầu tư, sử dụng tiền tệ quốc gia cho thương mại và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ năng lượng đến nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Trong tuyên bố chung được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh song phương thường niên lần thứ 22 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Moscow, hai bên nhắc lại cam kết phát triển quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền.

Hai bên đồng thời cam kết sẽ tạo thêm động lực để tăng cường hợp tác song phương bằng cách thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại.

New Delhi và Moscow đã nhất trí về 9 lĩnh vực hợp tác chủ chốt, bao gồm thương mại, thanh toán thương mại bằng tiền tệ quốc gia, tăng kim ngạch hàng hóa thông qua các tuyến đường mới như Hành lang vận tải Bắc-Nam, nâng cao khối lượng thương mại các mặt hàng nông sản, thực phẩm và phân bón, làm sâu sắc hơn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng (bao gồm cả năng lượng hạt nhân), tăng cường tương tác để phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư và các dự án chung trong nền kinh tế kỹ thuật số, hợp tác cung cấp thuốc và phát triển hợp tác nhân đạo.

Theo đó, hai nhà lãnh đạo nhất trí mong muốn "xóa bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan liên quan đến thương mại song phương giữa Ấn Độ và Nga" và tiếp tục "đối thoại trong lĩnh vực tự do hóa thương mại song phương, bao gồm cả khả năng thành lập Khu vực thương mại tự do Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU)-Ấn Độ".

EAEU gồm các nước Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan and Kyrgyzstan.

Nhất trí trên nhằm đạt được kim ngạch thương mại Nga-Ấn hơn 100 tỷ USD vào năm 2030, bao gồm cả việc tăng nguồn cung hàng hóa từ đất nước Nam Á để đạt được cân bằng thương mại song phương.

Ngoài ra, việc tái tạo các hoạt động đầu tư trong khuôn khổ các cơ chế đầu tư đặc biệt cũng đã được thống nhất.

Căng thẳng Trung Quốc-EU: Bắc Kinh thể hiện sự 'chân thành tối đa', kỳ vọng điều này từ phía châu Âu

Căng thẳng Trung Quốc-EU: Bắc Kinh thể hiện sự 'chân thành tối đa', kỳ vọng điều này từ phía châu Âu

Ngày 8/7, Bộ Thương Mại Trung Quốc tuyên bố, nước này đã thể hiện “sự chân thành tối đa” trong các cuộc tham vấn liên ...

Lợi ích từ các FTA 'phủ sóng' nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, cần đổi mới mạnh mẽ để thu thêm 'trái ngọt'

Lợi ích từ các FTA 'phủ sóng' nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, cần đổi mới mạnh mẽ để thu thêm 'trái ngọt'

Sau khi ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên với ASEAN cách đây hơn 30 năm, Việt Nam đã nỗ lực "mở ...

Ấn Độ xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo - tin tốt cho Tây Phi và Trung Đông

Ấn Độ xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo - tin tốt cho Tây Phi và Trung Đông

Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu một số loại gạo để tránh tình trạng dư thừa trong nước ...

Thủ tướng Malaysia: Quá trình gia nhập BRICS cần thêm thời gian

Thủ tướng Malaysia: Quá trình gia nhập BRICS cần thêm thời gian

Ngày 9/7, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, nước này có thể trở thành quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế ...

Xung đột ở Dải Gaza tiếp diễn với cường độ cao, Israel hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

Xung đột ở Dải Gaza tiếp diễn với cường độ cao, Israel hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

Ngày 8/7, Ngân hàng Trung ương Israel hạ dự báo tăng trưởng của nước này, với giả định rằng cuộc xung đột tại Dải Gaza ...

(theo Reuters)