Đường ống dẫn khí đốt Balticconnector. (Nguồn: The Gaze) |
Theo ông Peskov, chưa có bất kỳ thông tin kỹ thuật nào nhưng việc xảy ra sự cố tại đường ống dẫn khí đốt giữa Phần Lan và Estonia là điều đáng báo động vì "đã từng có những tiền lệ nguy hiểm về các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào những cơ sở hạ tầng quan trọng ở biển Baltic".
Phát biểu này được cho là ngụ ý đến các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) nối Nga và Đức xảy ra hồi tháng 9 năm ngoái.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cũng cam kết liên minh quân sự này sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu sự cố tại đường ống dẫn khí đốt nối Phần Lan và Estonia là "một vụ tấn công có chủ đích".
Tin liên quan |
Tin buồn dồn dập 'cập bến' thị trường khí đốt châu Âu, giá tăng mạnh |
Trước đó, ngày 8/10, đường ống dẫn khí đốt Balticconnector dài 77 km nối Phần Lan với Estonia đã buộc phải ngừng hoạt động sau khi Gasgrid và Elering - hai nhà điều hành hệ thống khí đốt của hai nước trên - nghi ngờ rằng đường ống ngoài khơi đã bị rò rỉ.
Ngày 10/10, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết, nguyên nhân gây ra vụ rò rỉ này hiện vẫn chưa rõ ràng và Phần Lan cùng Estonia đang hợp tác điều tra, song cho rằng sự cố có thể do hành động "bên ngoài".
Đường ống Balticconnector bắt đầu vận hành thương mại vào đầu năm 2020. Đây là cơ sở trung chuyển hai chiều tùy theo cung và cầu, do Gasgrid Finland và công ty Elering của Estonia cùng vận hành.
Với đường ống này, Phần Lan có thể tiếp cận các kho dự trữ khí đốt lục địa thông qua Estonia, trong khi đó Estonia có được nguồn cung khí đốt từ cảng khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) lớn ở Inkoo, miền Nam Phần Lan. Trong trường hợp đường ống bị rò rỉ, công tác sửa chữa có thể kéo dài “tối thiểu vài tháng” tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự cố.
* Cũng trong ngày 11/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, việc Đức không phê duyệt đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) và mua khí đốt của Moscow thông qua đường ống này là quyết định không mang ý nghĩa gì về mặt kinh tế đối với Berlin. Thay vào đó, Đức lại phải trả nhiều tiền hơn để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
Phát biểu tại phiên họp trong khuôn khổ Tuần Năng lượng Nga ở thủ đô Moscow, Tổng thống Putin cho rằng ông không thể hiểu tại sao Đức vẫn sẵn sàng mua khí đốt của Nga qua Ukraine nhưng không mua khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 và khẳng định "đó là điều vô nghĩa”.
Ngoài ra, Tổng thống Putin cáo buộc vụ nổ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc hồi tháng 9 năm ngoái không thể được thực hiện nếu không có sự hậu thuẫn của một số chính phủ.
Theo ông Putin, đề nghị của Moscow tham gia cuộc điều tra vụ việc đã bị làm ngơ.
| Doanh nghiệp Moldova bất ngờ 'quay xe', có thể nhập khí đốt Nga với hai điều kiện Giám đốc Công ty năng lượng Moldovagaz của Moldova Vadim Ceban thông tin, công ty này có thể mua khí đốt của Nga để phục ... |
| Tiết lộ yếu tố giúp kinh tế Nga tăng trưởng kỳ diệu bất chấp lệnh trừng phạt Tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, giai đoạn phục hồi nền kinh tế đã hoàn thành, sau khi đất nước vượt qua ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Gazprom dự đoán tình hình khí đốt của EU; Đức có hành động bất ngờ Các nhà quản lý cấp cao của Gazprom đánh giá, hệ thống năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) không ổn định và có ... |
| Thêm một đường ống dẫn khí đốt bị hư hại do hành động có chủ ý? NATO sẵn sàng hỗ trợ điều tra Ngày 10/10, hãng tin Reuters đưa tin, Phần Lan thông báo tiến hành cuộc điều tra vụ rò rỉ từ đường ống dẫn khí đốt ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Pháp và Qatar 'mở khóa' thỏa thuận mới, EU có kho dự trữ khí đốt 'tràn trề' Ngày 11/10, QatarEnergy - công ty năng lượng nhà nước Qatar - thông báo, Doha đã nhất trí cung cấp khí đốt tự nhiên cho ... |