Ông Rycko Amelza Dahniel, người đứng đầu Cơ quan chống khủng bố quốc gia Indonesia cho rằng sự tham gia của CCPCJ có thể giúp giải quyết vấn đề trẻ em là nạn nhân của khủng bố. (Nguồn: Antara) |
Phát biểu tại Phiên họp thứ 33 của CCPCJ tại Vienna (Áo) ngày 14/5, người đứng đầu Cơ quan chống khủng bố quốc gia Indonesia Rycko Amelza Dahniel đề xuất 3 cách tiếp cận để ngăn ngừa trẻ em trở thành nạn nhân của hoạt động khủng bố.
Ông Rycko Amelza Dahniel giải thích, ba cách tiếp cận bao gồm ngăn ngừa trẻ em trở thành nạn nhân của hành vi bạo lực của các nhóm khủng bố; tiến hành phục hồi và tái hòa nhập cho trẻ em có liên quan đến các nhóm khủng bố và đảm bảo công lý cho trẻ em thông qua cách tiếp cận dựa trên quyền của trẻ em.
Theo người đứng đầu Cơ quan chống khủng bố quốc gia Indonesia, CCPCJ là một nỗ lực chung toàn cầu nhằm chấm dứt mọi hình thức bạo lực đối với trẻ em, đặc biệt là giải quyết vấn đề trẻ em liên quan đến các nhóm khủng bố và vi phạm quyền trẻ em.
Trên thực tế, việc thực hiện quyền trẻ em là một trong những nguyên tắc chính của Kế hoạch hành động quốc gia về ngăn chặn và chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực (RAN PE) ở đất nước vạn đảo.
Về vấn đề này, kể từ năm 2021, chính phủ Indonesia đã hợp tác với Văn phòng LHQ về chống ma túy và tội phạm (UNODC) để thực hiện Chương trình toàn cầu Tăng cường khả năng phục hồi trước bạo lực và chủ nghĩa cực đoan (STRIVE) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ.
Phiên họp CCPCJ tại Vienna năm nay có chủ đề "Thúc đẩy hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật để ngăn chặn và giải quyết tội phạm có tổ chức, tham nhũng, khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện cũng như các hình thức tội phạm khác, trong đó có cả các lĩnh vực dẫn độ, hỗ trợ pháp lý và thu hồi tài sản".
CCPCJ là cơ quan hoạch định chính sách chính của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự với nhiệm vụ cải thiện các biện pháp quốc tế nhằm chống lại tội phạm quốc gia và xuyên quốc gia, cũng như tăng cường hiệu quả và sự công bằng của hệ thống quản lý tư pháp hình sự. Indonesia được bầu làm thành viên của CCPCJ nhiệm kỳ 2024-2026. |
| Để trẻ em không sa vào 'hố đen' trên thế giới ảo... Để trẻ em không bị sa vào "hố đen" trên thế giới ảo, vấn đề quan trọng là cần giáo dục các em cách ứng ... |
| Tạo chuyển biến thực sự đối với những vấn đề tồn tại trong công tác trẻ em Cần tạo chuyển biến thực sự đối với những vấn đề trong công tác trẻ em như xâm hại, bạo lực học đường, tai nạn ... |
| Liên hợp quốc không coi Hamas là khủng bố, đề xuất Israel cân nhắc thương lượng có tính đến một điều Ngày 15/2, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cho rằng, Hamas không phải là ... |
| Ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em: Làm sao để những trái tim tổn thương 'cất lời'? Bạo lực vẫn còn ẩn khuất vì hầu hết phụ nữ và trẻ em gái (hơn 90%) chưa từng tìm kiếm sự trợ giúp từ ... |
| ‘Luật hóa’ để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông Việt Nam hiện chưa quy định về việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô. Đây là một “khoảng trống” ... |