TIN LIÊN QUAN | |
ASEAN tìm cách hồi sinh ngành du lịch hậu dịch Covid-19 | |
Chới với do đại dịch Covid-19, ngành du lịch nỗ lực tìm 'phao' |
Khi các chuyến bay quốc tế dần được mở lại, du khách từ Đông Bắc Á dự kiến sẽ quay lại Việt Nam sớm nhất. (Ảnh: Bảo Lan) |
Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh, thiết lập kỷ lục mới về lượng khách quốc tế với 18 triệu lượt du khách và tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất khu vực. Tuy nhiên, đến cuối Q1/2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ và lan nhanh một cách khó kiểm soát trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch toàn cầu.
Tại thị trường Việt Nam, CBRE cho rằng, sự sụt giảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như việc Việt Nam ngừng các chuyến bay từ Trung Quốc vào cuối tháng 1, từ Hàn Quốc vào đầu tháng 3, tạm ngưng tất cả các chuyến bay quốc tế và nhập cảnh của người nước ngoài từ cuối tháng 3. Thêm vào đó là các biện pháp giới hạn di chuyển, giãn cách xã hội và quan ngại chung của du khách. Nhiều sự kiện du lịch quan trọng như Hanoi Formula 1 Grand Prix đã bị hoãn hoặc hủy bỏ. Do vậy, trong suốt quý I/2020, Việt Nam chỉ tiếp đón 3,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, và lượt khách du lịch nội địa cũng giảm 18,0% so với cùng kỳ.
Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại cho ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2 - tháng 4/2020 có thể lên đến 5,9-7,7 tỷ USD. Chỉ riêng Vietnam Airlines, doanh thu của hãng này có thể bị giảm 2,1 tỷ USD trong năm 2020.
Cũng trong giai đoạn này, nhiều khách sạn, công ty lữ hành bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều khách sạn phải áp dụng các giải pháp từ rút ngắn thời gian làm việc của nhân viên, sa thải nhân viên đến tạm thời đóng cửa khách sạn khi quá trình vận hành không thể mang lại mức hòa vốn tối thiểu.
Ông Nguyễn Trọng Thức - Phó Giám đốc CBRE Hotels Việt Nam cho rằng, ảnh hưởng của Covid- 19 lên toàn cầu cũng sẽ dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và tất nhiên, năm 2020 ngành du lịch Việt Nam sẽ chứng kiến sự sụt giảm chưa có tiền lệ về lượng khách du lịch, dẫn đến việc suy giảm trầm trọng công suất phòng ở thị trường khách sạn.
Du lịch nội địa sẽ góp phần thúc đẩy cho ngành này phục hồi sớm nhất sau dịch Covid- 19. (Ảnh: Bảo Lan) |
Mặc dù vậy, “những biến động lớn cũng mang đến cơ hội cho những biến đổi lớn. Đây sẽ là giai đoạn quan trọng để sàng lọc những doanh nghiệp, những nhà đầu tư có thực lực và có khả năng thích ứng, giúp thị trường hồi phục mạnh mẽ hơn khi đại dịch kết thúc”, ông Thức cho hay.
Ông Robert McIntosh - Giám đốc Điều hành của CBRE Hotels Asia Pacific nhận xét du lịch là ngành chịu tác động mạnh và sớm nhất của Covid- 19. Tuy chưa chắc chắn phải mất bao lâu để thị trường du lịch phục hồi hoàn toàn, nhưng vị giám đốc điều hành này kỳ vọng, sự phục hồi có thể diễn ra chậm nhưng đây cũng sẽ là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát
Lý giải thêm về nhận định này, đại diện CBRE cũng cho biết, độ giãn cách ly xã hội cũng đã được giảm xuống đối với một số lĩnh vực, cộng với nhu cầu du lịch nội địa sẽ tăng cường sau thời gian dài cách ly. Bên cạnh đó, khách đi công tác lẻ cũng sẽ nằm trong nhóm phục hồi sớm sau đại dịch. Đồng thời, khi các chuyến bay quốc tế dần được mở lại, du khách từ Đông Bắc Á dự kiến sẽ quay lại Việt Nam sớm nhất.
| Mong manh kinh tế du lịch Đông Nam Á giữa dịch Covid-19 TGVN. Ngày 20/3, Nikkei đã phân tích về tác động của đại dịch viêm đường hô hấp do chủng mới virus corona (Covid-19) tới ngành du ... |
| TST Tourist ứng phó dịch Covid-19 TGVN. Công ty TST Tourist tận dụng tối đa thời gian mùa dịch Covid-19 cho công tác đào tạo hướng dẫn viên (HDV). |
| Dịch Covid-19: Cú đánh vào ngành du lịch có thể là lực cản với kinh tế toàn cầu TGVN. Dịch bệnh Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp du lịch và có ... |