Tọa đàm thu hút sự tham dự của khoảng 150 đại biểu, bao gồm Lãnh đạo và công đoàn viên của các đơn vị trong Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Công đoàn Bộ Ngoại giao Phan Kiều Thu cùng các diễn giả tại Tọa đàm. (Ảnh: Lê An) |
Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, Chủ tịch Công đoàn Bộ Phan Kiều Thu nhấn mạnh gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bởi vậy, Công đoàn Bộ tổ chức buổi Tọa đàm để cùng trao đổi, bàn luận để hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
Tại tọa đàm, các diễn giả đã chia sẻ với đại biểu tham dự những kiến thức, chủ đề nổi bật về giới và gia đình. Trình bày nội dung về gia đình và một số vấn đề xã hội, TS. Nguyễn Như Trang - Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã mô tả bức tranh toàn diện về các loại hình gia đình ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Như Trang mô tả bức tranh về các loại hình gia đình Việt Nam hiện nay. (Ảnh: Lê An) |
Cùng với việc phân tích những vấn đề tác động đến gia đình như kinh tế, các mối quan hệ gia đình (bên trong và bên ngoài), phương pháp/quan điểm nuôi dạy con cái, bạo lực gia đình, quan điểm khác nhau về hạnh phúc ở mỗi gia đình..., TS. Nguyễn Như Trang còn đưa ra bí quyết của một gia đình hạnh phúc là bếp ấm, giường ấm và phòng khách ấm.
Đề cập một góc độ khác về giới và gia đình, nói về quyền của phụ nữ, nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Anh - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu phụ nữ, Học viện Phụ nữ Việt Nam cho rằng, cần có những chính sách hỗ trợ phụ nữ nhiều hơn nữa để nâng cao vai trò trong việc quyết định các vấn đề kinh tế gia đình.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Anh trình bày nội dung về quyền của phụ nữ trong gia đình. (Nguồn: Công đoàn Bộ Ngoại giao) |
NCS. Nguyễn Hoàng Anh cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Đảng và Nhà nước về các chế tài nghiêm minh, các hành vi vi phạm quyền của phụ nữ trong gia đình; luật pháp, chính sách về quyền con người cần thể hiện rõ hơn nữa quyền bình đẳng, vai trò ra quyết định của phụ nữ trong gia đình; tiếp tục quan tâm thúc đẩy các chương trình, dự án về giới, năng cao quyền năng phụ nữ để phụ nữ vững vàng hơn trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội; các nghiên cứu, ban hành nhiều hơn các chính sách liên quan đến bình đẳng giới, để phụ nữ thêm tiến bộ, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển cá nhân, gia đình và xã hội.
Trong bài tham luận về một số thay đổi trong quan hệ giới tại gia đình hiện đại, TS. Trần Thị Hồng - Viện Nghiên cứu Gia đình và giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết, thời gian làm việc nhà giữa nam và nữ còn chênh lệch, hiện nay nữ nhiều hơn nam 1,9 lần.
Theo chị Trần Thị Hồng, cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho nữ giới để đạt mục tiêu vào năm 2025 thời gian làm công việc gia đình của nữ chỉ nhiều hơn 1,7 lần so với nam giới. Ngoài ra, việc mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh đang tăng lên do áp lực việc sinh con trai trong gia đình Việt Nam cũng là vấn đề cần phải quan tâm.
GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh: Lê An) |
Chia sẻ về bình đẳng giới trong nghề nghiệp, GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng - Tổng Hiệu trưởng Việt Nam hệ thống trường TH School, cho biết, hiện có sự chênh lệch về giới trong nghiên cứu khoa học và công nghệ trên thế giới, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 28% trong những người làm nghiên cứu khoa học.
Để thu hẹp hoảng cách về giới, GS.TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng đưa ra các nhóm giải pháp, từ phía nhà trường (chuẩn bị các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho nữ giới từ khi còn trẻ), gia đình và xã hội (thấu hiểu, ghi nhận, khuyến khích, lan tỏa, truyền thông, nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực STEM, xoá bỏ định kiến về giới) và nơi làm việc (tạo ra môi trường làm việc phù hợp, xây dựng cộng đồng các nhà khoa học)...
Quang cảnh buổi tọa đàm. (Nguồn: Công đoàn Bộ Ngoại giao) |
Kết thúc tọa đàm, Chủ tịch Công đoàn Bộ Ngoại giao Phan Kiều Thu cảm ơn các diễn giả đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về giới và phát triển với gia đình hiện đại.
Bà Phan Kiều Thu khẳng định, qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng những chức năng cơ bản của gia đình luôn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi con người.
| Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Đừng chỉ nỗ lực cho con có một cuộc sống vật chất đủ đầy Thời đại ngày nay, gia đình bị đặt trước rất nhiều thách thức. Đó là khoảng cách giữa các thành viên bị kéo rộng ra ... |
| Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Đừng 'bỏ rơi' nhau vì chiếc điện thoại Chia sẻ với Báo TG&VN nhân Ngày Gia đình Việt Nam, bà Tô Thụy Diễm Quyên* cho rằng, mỗi ngày khi quay trở về nhà, ... |
| Múa rối nước truyền thống Việt Nam chinh phục khán giả Nga Đoàn nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long gồm 18 thành viên đã công diễn các tiết mục ca nhạc dân tộc và múa ... |
| Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Chương trình 'Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa' mang đậm dấu ấn ... |
| Văn hoá Việt Nam chạm tới trái tim công chúng Pháp Chuỗi sự kiện độc đáo về văn hóa Việt Nam của dự án Toucher Arts vừa diễn ra tại nước Pháp, nhằm hưởng ứng 50 ... |