Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và EVIPA: Quyết định quan trọng tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-EU

Bảo Chi
TGVN. Vào 18h00 ngày 12/2 theo giờ Việt Nam, tại phiên toàn thể diễn ra tại Strasbourg, Pháp, Nghị viện Châu Âu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nghi vien chau au phe chuan evfta va evipa quyet dinh quan trong tao dong luc moi cho quan he viet nam eu Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
nghi vien chau au phe chuan evfta va evipa quyet dinh quan trong tao dong luc moi cho quan he viet nam eu Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc tại Nghị viện châu Âu thúc đẩy bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA và EVIPA
nghi vien chau au phe chuan evfta va evipa quyet dinh quan trong tao dong luc moi cho quan he viet nam eu
Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và EVIPA là dấu mốc quan trọng trong năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU.

Theo kết quả bỏ phiếu, đối với EVFTA, tổng số 633 nghị sỹ bỏ phiếu, có 401 phiếu ủng hộ phê chuẩn; đối với EVIPA, trong tổng số 648 nghị sỹ bỏ phiếu, có 407 phiếu ủng hộ phê chuẩn.

Đây là các quyết định rất quan trọng, được 27 quốc gia thành viên EU và Việt Nam, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp hai bên hết sức trông đợi sau gần tám năm kể từ khi hai bên chính thức khởi động đàm phán EVFTA vào tháng 6/2012.

Việc EP phê chuẩn hai hiệp định là quyết định quan trọng để các hiệp định sớm được triển khai sau Lễ ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom.

Nếu việc ký kết EVFTA và EVIPA “mở ra chân trời mới” và là “tuyến đường cao tốc quy mô lớn, hiện đại” kết nối Việt Nam với châu Âu như khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ ký, thì việc phê chuẩn EVFTA là tấm vé thông hành quan trọng giúp Việt Nam tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của EU.

Với tính chất bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế, Hiệp định EVFTA và EVIPA được kỳ vọng sẽ giúp hai bên tận dụng tối đa lợi thế và tiềm năng của nhau để cùng phát triển. Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế và hơn 99% dòng thuế của Việt Nam được gỡ bỏ sau 7 năm, 1% còn lại sẽ được tự do hóa thông qua hạn ngạch thuế quan. Ngược lại, Việt Nam cũng cam kết bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU, sau 7 năm xóa bỏ 91,8% số dòng thuế và 98,3% số dòng thuế sau 10 năm.

Người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm của châu Âu với giá cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều lợi thế so với doanh nghiệp các nền kinh tế có trình độ phát triển tương tự tại thị trường rộng lớn EU, đẩy mạnh xuất khẩu và thâm nhập thị trường, thúc đẩy đa dạng hóa thị trường và đối tác trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng. Hiệp định IPA với những cam kết toàn diện và cân bằng về bảo hộ đầu tư sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư EU về tính hấp dẫn, an toàn, thân thiện và cạnh tranh cao hơn của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, và ngược lại.

Việc EP phê chuẩn EVFTA và EVIPA là dấu mốc quan trọng trong năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU, đưa quan hệ đối tác giữa EU và Việt Nam lên tầm cao mới, gắn kết chặt chẽ và hợp tác toàn diện, sâu sắc hơn. Việc hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVFTA tiếp tục gửi đi thông điệp quan trọng về quyết tâm của cả Việt Nam và EU trong thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại diễn biến phức tạp.

Việc phê chuẩn với tỷ lệ phiếu thuận cao cho thấy sự coi trọng của EU đối với vai trò, vị thế và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Triển khai EVFTA có ý nghĩa chiến lược đối với EU, giúp EU tăng cường, làm sâu sắc quan hệ với Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương. Chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Ấu Bernd Lange khẳng định EVFTA là hiệp định thương mại tự do tham vọng nhất mà EU từng ký với một nước đang phát triển và là FTA đầu tiên được thông qua tại EP trong nhiệm kỳ mới.

Việc hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVFTA, hiệp định có mức cam kết cao nhất mà một đối tác đã dành cho Việt Nam, là bước triển khai quan trọng chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, góp phần đưa hội nhập kinh tế quốc tế đi vào giai đoạn mới, sâu rộng và toàn diện. Hiệp định EVFTA giúp mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác lớn, nhất là EU, đồng thời thúc đẩy đổi mới, cải cách thể chế kinh tế - thương mại trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Sau khi được EP phê chuẩn, Hiệp định EVFTA sẽ tiếp tục được Quốc hội nước ta thông qua để có hiệu lực. Các Bộ, ban, ngành liên quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các thành viên EU để Hiệp định EVIPA sớm được Nghị viện 27 nước thành viên EU phê chuẩn. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh các công tác chuẩn bị trong nước để bảo đảm thực thi hiệu quả và tận dụng tối đa các cơ hội từ các hiệp định EVFTA và EVIPA ngay sau khi được triển khai.

Có thể khẳng định, việc thực thi EVFTA và sắp tới là EVIPA sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đóng góp quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn chiến lược mới.

Ông Nicolas Audier, Chủ tịch của EuroCham:

“Đây là thời khắc lịch sử của quan hệ châu Âu - Việt Nam, mở ra một chương mới về tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai phía. Các hiệp định này sẽ cho phép doanh nghiệp châu Âu đón đầu xu thế phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam, có thêm cơ hội tham gia vào các thị trường, sản phẩm và dịch vụ của châu Âu. Tương tự như vậy, các công ty châu Âu cũng có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đang phát triển mạnh của Việt Nam.

Cuộc bỏ phiếu này là kết tinh của gần một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ. Các cuộc đàm phán đã bắt đầu từ năm 2012 và EuroCham đã đồng hành cùng EVFTA trong suốt 12 vòng đối thoại đó. Kể từ khi thỏa thuận được chính thức kết thúc đàm phán vào năm 2015, chúng tôi đã vận động mạnh mẽ để thuyết phục các nghị sĩ thuộc Nghị viện châu Âu (MEP) về các lợi ích của Hiệp định EVFTA. Không chỉ gói gọn trong các hoạt động đầu tư thương mại, hiệp định này còn cải thiện sinh kế, mức sống và mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc bầu cử ngày hôm nay mới chỉ là khởi đầu. Ngay bây giờ, chúng ta cần đảm bảo việc triển khai Hiệp định EVFTA diễn ra suôn sẻ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở cả Việt Nam và châu Âu có thể tận dụng mọi cơ hội mà Hiệp định này mang lại. EuroCham sẽ luôn đồng hành và tiếp tục thúc đẩy quá trình này. Chúng tôi cam kết sẽ làm việc với Chính phủ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các đối tác để đảm bảo rằng lợi ích mà Hiệp định mang lại sẽ đạt được các kỳ vọng trong thực tiễn”.

nghi vien chau au phe chuan evfta va evipa quyet dinh quan trong tao dong luc moi cho quan he viet nam eu

Mới: Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn hiệp định EVFTA và EVIPA

TGVN. Đúng 12h ngày hôm nay (12/2) (giờ châu Âu, tức 18h giờ Việt Nam), Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức bỏ phiếu ...

nghi vien chau au phe chuan evfta va evipa quyet dinh quan trong tao dong luc moi cho quan he viet nam eu

Nghị sĩ châu Âu được thông tin sâu rộng về EVFTA và EVIPA

TGVN. EVFTA sẽ giúp EU thuận lợi trong tiếp cận thị trường Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, tạo thêm được việc làm, ...

nghi vien chau au phe chuan evfta va evipa quyet dinh quan trong tao dong luc moi cho quan he viet nam eu

Việt Nam hoan nghênh INTA bỏ phiếu thông qua nghị quyết đề nghị Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và EVIPA

TGVN. Ngày 22/1, trả lời câu hỏi phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Uỷ ban Thương mại Quốc tế, Nghị viện ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam với Hiệp định EVFTA

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.
Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

'Bước chân hòa nhập 2024' mùa 2 chính thức diễn ra tại công viên Sông Hậu. Sự kiện do Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng' giới thiệu gần 200 tài liệu, bản đồ, hình ảnh lưu trữ quý giá phản ánh lịch sử.
Chương trình 'Vũ điệu thời gian': Sức mạnh nghệ thuật kết nối các dân tộc

Chương trình 'Vũ điệu thời gian': Sức mạnh nghệ thuật kết nối các dân tộc

Chương trình 'Vũ điệu thời gian' là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của nghệ thuật trong kết nối các dân tộc.
Bóng bàn Đông Nam Á: Việt Nam ghi dấu ấn

Bóng bàn Đông Nam Á: Việt Nam ghi dấu ấn

Giải bóng bàn Đông Nam Á 2024 tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đã giúp đội tuyển bóng bàn Việt Nam giành tấm Huy chương vàng (HCV) danh giá ở ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động