TIN LIÊN QUAN | |
Vấn đề Hong Kong: Nhật Bản muốn 'dẫn dắt dư luận toàn cầu', Trung Quốc tỏ thái độ | |
Anh với vấn đề Hong Kong: Đòn độc hiểm hóc | |
Báo Hong Kong bình luận gì về Mỹ-Trung Quốc phân tách |
Nghị quyết trên đã được EP thông qua với 565 phiếu thuận, 34 phiếu chống và 62 phiếu trắng.
Mục đích của nghị quyết này là phản đối luật an ninh quốc gia mà châu Âu, Australia và Mỹ cho rằng sẽ làm xói mòn nguyên tắc “một nước, hai chế độ” vốn đang chi phối quyền tự trị của Hong Kong.
Trong nghị quyết, EP “kêu gọi EU và các quốc gia thành viên cân nhắc, trong trường hợp luật an ninh mới được áp dụng, nộp đơn kiện lên ICJ”, cơ quan pháp lý cao nhất của Liên hợp quốc có trụ sở ở La Haye, Hà Lan.
Nghị quyết cũng kêu gọi EU cân nhắc các lệnh trừng phạt kinh tế có thể đối với Trung Quốc. Theo đó, EP “cho rằng EU nên sử dụng đòn bẩy kinh tế của khối để thách thức sự đàn áp của Trung Quốc đối với nhân quyền bằng các biện pháp kinh tế”.
Mặc dù các nghị quyết của EP không có giá trị ràng buộc, song những tín hiệu chính trị mà các nghị quyết này đưa ra có thể đóng vai trò định hướng chính sách.
Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo của các thể chế thuộc EU và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tổ chức hội nghị cấp cao trực tuyến vào ngày 22/6.
|
Trung Quốc phản ứng với tuyên bố chung của các nước về Hong Kong, cảnh cáo sẽ đáp trả Mỹ
TGVN. Ngày 29/5, Trung Quốc tuyên bố sẽ có mọi biện pháp đáp trả cần thiết nếu Mỹ tìm cách can thiệp vào các vấn đề ... |
|
Vấn đề Hong Kong: Phản ứng quốc tế về dự luật an ninh, Trung Quốc nói gì về động thái của Mỹ?
TGVN. Ngày 28/5, nhiều quốc gia đã đưa ra phản ứng về quyết định của Quốc hội Trung Quốc thông qua dự luật an ninh ... |
|
Ấn Độ phớt lờ đề nghị của Tổng thống Mỹ về trung gian đàm phán với Trung Quốc
TGVN. Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 27/5 đã bỏ qua đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc làm trung gian hòa giải ... |