Nghịch lý: Sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản 'hiếm có khó tìm', Nga vẫn phải phụ thuộc vào bên ngoài

Duy Trinh
Theo RIA Novosti, Nga có trữ lượng đáng kể hầu hết tất cả các kim loại chiến lược quan trọng nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu chúng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới nghịch lý như vậy và điều gì ngăn cản Nga sử dụng tiềm năng tài nguyên của chính mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nghịch lý: Sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản 'hiếm có khó tìm', Nga vẫn phải phụ thuộc vào bên ngoài
Nga có trữ lượng đáng kể hầu hết tất cả các kim loại chiến lược quan trọng nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu chúng. (Nguồn: Kitco News)

Di sản từ thời Liên Xô

Liên Xô tự chủ đầy đủ các loại nguyên liệu khoáng sản. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô không còn, nhiều mỏ và doanh nghiệp khai thác-chế biến đã nằm ở bên ngoài nước Nga như ở Ukraine, Kazakhstan và các nước cộng hòa Trung Á.

Ngoài ra, kể từ giữa những năm 1980, trọng tâm được đặt vào khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên gây bất lợi cho các loại nguyên liệu thô khác. Thu ngoại tệ từ xuất khẩu hydrocarbon trong vài thập kỷ đã giải quyết các vấn đề của Liên Xô, và sau đó là nền kinh tế non trẻ của Nga. Số tiền này đã được chi cho việc mua thực phẩm và hàng tiêu dùng nhập khẩu. Trong khi đó, ngành công nghiệp giảm sút.

Tháng 12/1991, cơ quan liên bang chịu trách nhiệm tạo và duy trì cơ sở tài nguyên khoáng sản - Bộ Địa chất Liên Xô đã bị giải thể. Bộ trên được thay thế bằng Bộ Tài nguyên và Sinh thái Nga. Trong những năm tiếp theo, nhà nước chỉ chú ý đến hydrocarbon. Một số mặt hàng có lợi nhuận cao nhất như vàng, kim loại nhóm bạch kim, nickel, phosphate và phân kali - được các doanh nghiệp tư nhân tiếp quản. Phần còn lại được mua ở nước ngoài. Mô hình này hóa ra có lợi hơn là khai thác các mỏ của Nga. Hơn nữa, nhu cầu trong nước là nhỏ.

Sự phụ thuộc nguy hiểm

Tuy nhiên, theo thời gian, rõ ràng là ngành hàng không, vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, điện tử và ô tô của Nga không thể phát triển nếu không có cơ sở nguyên liệu kim loại thô của mình.

Đầu năm 1996, trong số 29 loại nguyên liệu khoáng sản được chính phủ phân loại là quan trọng chiến lược, 15 loại đã được đảm bảo gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, vàng, đồng, nickel, chì, molybdenum, vonfram, thiếc, zirconium, cobalt, nhóm platinum, bạc, kim cương và đặc biệt là nguyên liệu thạch anh tinh khiết. 14 loại còn lại - uranium, manganese, chromium, titanium, bauxite, tantalum, niobium, scandium, beryllium, antimony, lithium, germanium, rhenium và các nguyên tố đất hiếm thuộc nhóm yttrium - được nhập khẩu toàn bộ hoặc một phần.

Theo năm tháng, tình hình trở nên tồi tệ hơn. Sự phát triển của các công nghệ mới đòi hỏi nhu cầu đối với một số kim loại tăng lên gấp nhiều lần và trữ lượng mỏ, được phát hiện và khai thác từ thời Liên Xô đã cạn kiệt. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài trở nên quan trọng, đặc biệt là sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Tin liên quan
Nga đang sở hữu một Nga đang sở hữu một 'kho báu ngủ quên' mà cả thế giới thèm muốn

Tháng 8/2022, Chính phủ Nga đã phê duyệt danh sách mới các loại nguyên liệu khoáng sản chiến lược chính gồm 61 loại. Trong nhóm này có thêm helium, than chì, rubidium, cesium, indium, gallium, hafnium, vanadium, quặng apatit, muối kali, fluorite, tất cả 17 nguyên tố đất hiếm, cũng như nước ngầm. Đối với một số nguyên liệu chiến lược - manganese, chromium, titan, lithium - ngày nay, sự phụ thuộc vào nhập khẩu lên tới 100%.

Theo chỉ thị của Tổng thống, Bộ Tài nguyên Nga hồi tháng Ba đã soạn thảo dự thảo chiến lược phát triển cơ sở tài nguyên khoáng sản của Nga cho đến năm 2035, bao gồm 2 kịch bản. Kịch bản cơ sở, theo đó trữ lượng sẵn có và khai thác khoáng sản duy trì mức hiện tại và tăng nhẹ; và trong kịch bản thứ hai, nhiệm vụ của chiến lược là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về khoáng sản cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Văn kiện lưu ý rằng để thực hiện chiến lược, trọng tâm chính cần được đặt vào việc "tăng tốc độ thăm dò nhà nước đối với các nguyên liệu thô khan hiếm".

Nhu cầu thúc đẩy khai thác

Ngay cả trong phiên bản chiến lược trước đó, được phê duyệt năm 2018, người ta đã lưu ý rằng một số mỏ khoáng sản khan hiếm của Nga (chromium, kim loại đất hiếm) không thua kém về quy mô và chất lượng quặng so với các đối tác nước ngoài, điều này khiến việc phát triển là thực tế.

5 năm đã trôi qua, tình hình tự cung tự cấp nguyên liệu thô không thay đổi và sự phụ thuộc vào nhập khẩu càng trở nên nhiều hơn. Các chuyên gia đã nói về bản chất tổng thể của vấn đề. Một mặt, dự trữ kim loại đất hiếm (REE) hiện có không được phát triển do thiếu nhu cầu từ phía các nhà sản xuất trong nước. Ngay cả những gì có thể được sản xuất trong nước vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.

Điều này dẫn đến sự tụt hậu của Nga thậm chí còn lớn hơn trong các lĩnh vực vi điện tử, công nghệ máy tính, năng lượng tái tạo - những ngành mà nhu cầu về REE trên thế giới đã tăng khoảng 10 lần trong 15 năm qua.

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn trên, tháng 6/2022, Tổng thống Nga đã chỉ thị cho chính phủ, với sự tham gia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN), tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom và các tổ chức khác phát triển và thực hiện một loạt biện pháp ưu tiên để tạo ra nhu cầu đối với khoáng sản rắn trong nước, bao gồm kim loại đất hiếm, titan, lithium, manganese, beryllium, tantalum, vonfram, trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Đây là những chu trình sản xuất khép kín, từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng.

Thiếu nguồn cung trầm trọng

Giữa tháng 4/2023, Đoàn chủ tịch RAN đã tổ chức cuộc họp về phát triển cơ sở nguyên liệu thô của Nga. Các nhà khoa học lưu ý rằng sự hiện diện của tài nguyên khoáng sản ở Nga rất quan trọng với an ninh quốc gia. Đồng thời, không một mỏ quặng lớn nào được phát hiện ở nước này kể từ đầu những năm 1990, vì vậy trong tương lai gần chỉ có thể tin tưởng vào những mỏ từ thời kỳ Xô Viết.

Viện sĩ Nikolai Bortnikov nhấn mạnh, danh sách các kim loại quan trọng chiến lược chiếm gần như toàn bộ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Một số kim loại như nhôm, chromium và manganese xảy ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Nga không có bauxite, quặng titan, lithium chất lượng cao.

Xét về tiềm năng tài nguyên của tất cả các kim loại quan trọng, Nga nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu trên thế giới - và đôi khi thậm chí là 5 quốc gia hàng đầu. Tuy nhiên nhiều mỏ trong nước có chất lượng quặng thấp so với nước ngoài. Một phần đáng kể nằm ở những khu vực khó tiếp cận với cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Viện sĩ Bortnikov cho biết, đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp hiện đại là sử dụng rộng rãi các kim loại hiếm và đất hiếm. Thông thường, chúng không hình thành các mỏ của mình mà được tạo ra dưới dạng sản phẩm phụ trong quá trình chế biến quặng kim loại cơ bản. Chúng được khai thác ở giai đoạn cuối của quá trình luyện kim và khối lượng không phải lúc nào cũng được tính đến khi đánh giá mỏ.

Để chiết xuất các REE đồng hành, cần phải phát triển các sơ đồ công nghệ phức tạp. Trong khi chưa có các công nghệ đó, các kim loại hiếm và đất hiếm đơn giản là vẫn nằm trong các mỏ cũng như tại các nơi lưu trữ chất thải.

Vì vậy, tại các mỏ của rặng núi Khibiny trên Bán đảo Kola, cùng với quặng apatite-nepheline được sử dụng để sản xuất phân bón phốt pho, có khoảng 120.000 tấn kim loại đất hiếm không được khai thác hàng năm.

Để so sánh, Trung Quốc - nhà sản xuất REE chính trên thế giới, đã khai thác 210.000 tấn năm 2022. Tại nhà máy luyện điện Chelyabinsk, nơi xử lý quặng molybdenum, quá trình sản xuất cũng làm mất đi một kim loại tạp chất cực kỳ quý giá khác - rhenium, cần thiết để sản xuất hợp kim tên lửa có độ bền cao.

Theo các nhà khoa học, để giải quyết vấn đề cung cấp kim loại chiến lược cho ngành công nghiệp Nga, cần phải khôi phục toàn bộ chuỗi - từ đánh giá trữ lượng đến thu được sản phẩm công nghệ cao cuối cùng.

Và điều này là không thể nếu không có kế hoạch dài hạn và đầu tư công nghiêm túc.

Nga 'gõ cửa' Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ để lách trừng phạt, kết quả có như Moscow mong muốn?

Nga 'gõ cửa' Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ để lách trừng phạt, kết quả có như Moscow mong muốn?

Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị áp đặt gói trừng phạt thứ 11 đối với Nga. Vậy nền kinh tế của Tổng thống ...

Nga 'bắt tay' Venezuela hợp tác trong một lĩnh vực quan trọng, Moscow hứa giúp Caracas 'giải vòng vây' của Mỹ?

Nga 'bắt tay' Venezuela hợp tác trong một lĩnh vực quan trọng, Moscow hứa giúp Caracas 'giải vòng vây' của Mỹ?

Ngày 19/4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, nước này và Venezuela sẽ tăng cường hợp tác sản xuất dầu mỏ và phát triển ...

Bloomberg: Hàng xuất khẩu sang Nga có thể bị G7 cấm hoàn toàn

Bloomberg: Hàng xuất khẩu sang Nga có thể bị G7 cấm hoàn toàn

Ngày 20/4, hãng Bloomberg đưa tin, Mỹ và các đồng minh khác của Ukraine có thể áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gần như hoàn ...

Nga có khách hàng tiềm năng mới mua dầu

Nga có khách hàng tiềm năng mới mua dầu

Pakistan đã đặt đơn hàng dầu thô giảm giá đầu tiên của Nga, theo một thỏa thuận mới được ký kết giữa Islamabad và Moscow.

Kinh tế Nga: 'Vượt rào' bán phân bón bị chặn ở châu Âu cho khách mới, cảnh báo phương Tây về sử dụng 'chiêu độc'

Kinh tế Nga: 'Vượt rào' bán phân bón bị chặn ở châu Âu cho khách mới, cảnh báo phương Tây về sử dụng 'chiêu độc'

Ngày 21/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho biết Moscow đang chuẩn bị cung cấp số phân bón của nước này bị chặn ...

(theo RIA Novosti)

Xem nhiều

Đọc thêm

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động