Ngoại giao ghi đậm dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Vũ Đăng Minh
Nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định trong thành tựu của công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam những năm qua là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Với nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, Người có vai trò vô cùng đặc biệt, khai sinh, Chủ tịch kiêm Bộ trưởng đầu tiên, dẫn dắt ngoại giao đến đỉnh cao thắng lợi. Người để lại một di sản vô giá - Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo kiên trung, lỗi lạc, nhà tư tưởng, ngọn cờ lý luận của Đảng, tấm gương mẫu mực, giản dị, trọn đời tận trung, tận hiếu với nước, với dân, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực, trong đó có mặt trận đối ngoại, ngoại giao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao và ngoại giao, đối ngoại với Tổng Bí thư
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 là Hội nghị Ngoại giao đầu tiên mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự trên cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: Quang Hòa)

Đưa đối ngoại, ngoại giao Việt Nam lên tầm cao mới

Điều đó thể hiện sâu sắc trên nhiều phương diện. Với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng trong nhiều năm, Tổng Bí thư cùng với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương hoạch định, phát triển đường lối, chiến lược, chính sách, đưa đối ngoại, ngoại giao Việt Nam lên tầm cao mới, vững vàng trước thách thức, thu hút nguồn lực quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thấu hiểu sứ mệnh, sức mạnh của đối ngoại, Tổng Bí thư dành sự quan tâm lớn, để lại dấu ấn nổi bật trên mặt trận này. Theo tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, Tổng Bí thư có 85 bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn… tại các hội nghị Trung ương, hội nghị đối ngoại, ngoại giao toàn quốc và các hoạt động, diễn đàn ngoại giao song phương, đa phương.

Tổng Bí thư khẳng định và yêu cầu phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại. Tiên phong trong tư duy, nhận thức và hành động; trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; kiến tạo cơ hội để thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là gắn kết sức mạnh cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước.

Học tập tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; kế thừa, phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới; tổng kết lý luận và thực tiễn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát trường phái đối ngoại, rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Đó là, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”; mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Khái quát của Tổng Bí thư vừa khoa học, toàn diện, sâu sắc, vừa sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.

Các tác phẩm của Tổng Bí thư thể hiện tư duy chiến lược sâu sắc về đường lối, chính sách đối ngoại; chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; chủ động tham gia, tích cực đóng góp, “nâng cao vai trò Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế”; định hình vững chắc quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế và trong lòng nhân dân, bạn bè trên thế giới.

Tổng Bí thư cùng với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, đưa đường lối đối ngoại vào cuộc sống. Các chuyến thăm của Tổng Bí thư đến nhiều nước và chủ trì, tiếp đón nhiều nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao quốc gia, tổ chức quốc tế đến thăm Việt Nam, góp phần quan trọng củng cố quan hệ, khẳng định Việt Nam “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Những năm qua, tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, bất ngờ, nhất là mâu thuẫn căng thẳng, xung đột giữa ba nước lớn, Trung Quốc, Nga và Mỹ, ba đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Tổng Bí thư luôn “đứng mũi, chịu sào”, cùng tập thể lãnh đạo đưa ra quyết sách bản lĩnh, thể hiện đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ của Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao và ngoại giao, đối ngoại với Tổng Bí thư
Tổng thống Barack Obama đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, ngày 7/7/2015. (Nguồn: Reuters)

Năm 2015, Tổng Bí thư là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ta lần đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ. Tháng 9/2023, Tổng Bí thư mời, chủ trì đón Tổng thống Joe Biden và đàm phán, ký kết hiệp định nâng quan hệ song phương vượt cấp lên đối tác chiến lược toàn diện. Trong vòng 9 tháng, Việt Nam tiếp đón cả nguyên thủ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Đó là dấu ấn nổi bật, thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng suốt nắm bắt thời cơ; cân bằng, hài hòa quan hệ với các cường quốc hàng đầu, vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Đồng thời chứng tỏ các nước lớn rất coi trọng quan hệ với Việt Nam.

Quan điểm khoa học, câu chữ chặt chẽ, thận trọng, mạnh mẽ trong hành động, sức thuyết phục cao, luôn truyền năng lượng tích cực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là phẩm chất tiêu biểu của Tổng Bí thư. Tại Hội nghị Trung ương, hội nghị đối ngoại, ngoại giao toàn quốc, người đứng đầu Đảng không áp đặt mà luôn trao đổi gợi mở bằng các cụm từ, “phải chăng là”, “có một số gợi ý”, “mong các đồng chí trao đổi kỹ”…

Bằng bản lĩnh, trí tuệ, tâm lớn, trên tầm cao chiến lược, Tổng Bí thư đã cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và ngành ngoại giao “đưa Việt Nam đến với thế giới”, “mang thế giới về Việt Nam”. Thành tựu của đất nước nói chung, của đối ngoại, ngoại giao nói riêng, đều có dấu ấn nổi bật của Tổng Bí thư. Tất cả chứng tỏ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là học trò xuất sắc, một tấm gương lớn về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Chiếm trọn tin yêu của bạn bè quốc tế

Thông qua quan hệ, hoạt động đối ngoại, nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước và học giả quốc tế có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu ghi nhận, đánh giá cao đường lối, chính sách, thành tựu ngoại giao của Việt Nam và dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đóng góp cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của các quốc gia, dân tộc.

Không thể liệt kê hết, chỉ nêu một số bài viết như: “Giá trị thời đại của trường phái ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Hàn Phương Minh; “Thành tựu đối ngoại của Việt Nam và dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” của Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongsavanh Phomvihane; “Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong việc tạo ra bầu không khí hữu nghị và cùng có lợi” của Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ấn Độ…

Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov khẳng định, “vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nền tảng thành công của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”; việc trao tặng Giải thưởng Lenin - phần thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự “ghi nhận những đóng góp đặc biệt của một nhà hoạt động nổi tiếng trong phong trào cộng sản hiện nay…”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao và ngoại giao, đối ngoại với Tổng Bí thư
Ông Leonid Kalashnikov, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về khối Cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên kết Á-Âu và kiều bào, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Nga-Việt tại Duma quốc gia Nga, trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thưởng Lenin, ngày 15/12/2021. (Nguồn: TTXVN)

Ngay khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, truyền thông quốc tế lập tức đưa tin đậm nét; lãnh đạo nhiều nước, tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư, thông điệp và ghi sổ tang chia buồn sâu sắc và đánh giá cao vai trò của Tổng Bí thư. Điện của Lào viết, “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo ưu tú của thời đại… Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi mất đi một người đồng chí vô cùng gần gũi, thân thiết”.

Ghi sổ tang tưởng nhớ, chia buồn sâu sắc, bày tỏ sự cảm thông đối với gia quyến của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và toàn thể nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith viết: "Chúng tôi, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ luôn mãi ghi nhớ công ơn to lớn và sự đóng góp quý báu của đồng chí cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào. Sự ra đi của đồng chí đối với chúng tôi là sự mất đi một người đồng chí kính yêu, một người bạn lớn và gần gũi thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. Danh tiếng và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ luôn sống mãi cùng chúng tôi".

Điện của Trung Quốc khẳng định, “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là nhà Marxist kiên định, là vị lãnh đạo vĩ đại của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam…, có những đóng góp kiệt xuất cho công cuộc đổi mới…, cũng như phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới”; “…là người đồng chí thân thiết và người bạn chân thành của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc”; “Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc sẽ mãi tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Phú Trọng”. Khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ghi trong sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Việt Nam, người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc"

Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh, sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư là một mất mát to lớn, "lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia mất đi người đồng chí, nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng đã ủng hộ mạnh mẽ, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp sự hợp tác trên mọi lĩnh vực lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia trên tinh thần hữu nghị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia chúng ta".

Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã nhận được sự kính trọng sâu sắc của nhân dân Việt Nam và có uy tín lớn trên trường quốc tế. Nước Nga sẽ nhớ đến Tổng Bí thư như một người bạn thực sự có đóng góp cá nhân to lớn cho thiết lập và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao và ngoại giao, đối ngoại với Tổng Bí thư
Đoàn Cộng hòa Cuba do đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba làm Trưởng đoàn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thư của Đại tướng Raul Castro Ruz và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, Miguel Díaz-Canel Bermúdez có đoạn, sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là một mất mát không thể bù đắp đối với Cuba. Ghi sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández nêu rõ: "Đóng góp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng vào việc phát triển các kết quả của tình đoàn kết, tình anh em giữa hai dân tộc, hai đảng và hai chính phủ có ý nghĩa quyết định. Những chuyến thăm thành công của đồng chí tới Cuba là minh chứng cho mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước và ý chí tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ này".

Tối 27/7, trong chuyến thăm Việt Nam và đến thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chia buồn với Phu nhân Ngô Thị Mận cùng gia quyến của Tổng Bí thư, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden gửi tới Chủ tịch nước Tô Lâm trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thư có đoạn: "Tôi rất tự hào được đứng cùng Tổng Bí thư trong chuyến thăm tới Hà Nội năm trước và cùng nhau mở ra kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai nước. Sự kiện đó là minh chứng cho khao khát chung của nhân dân hai nước chúng ta về hòa bình và thịnh vượng cho tất cả. Đó cũng là minh chứng của sự quyết tâm của Tổng Bí thư trong đưa quan hệ hai nước lên mức cao nhất, Đối tác chiến lược toàn diện".

Ngày 24/7, lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn về việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần, thể hiện tinh thần đoàn kết của ASEAN sát cánh cùng Việt Nam trước tổn thất và đau thương to lớn này. Cùng ngày, tại Hội nghị Ủy ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan, Tổng thư ký ASEAN và Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã dành một phút mặc niệm bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đánh giá, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam tiếp tục con đường phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu thế giới và là một đối tác quan trọng của Liên hợp quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao và ngoại giao, đối ngoại với Tổng Bí thư
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tới viếng và ghi sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, ngày 24/7. (Nguồn: Phái đoàn VN)

***

Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vượt tầm quốc gia, đóng góp quan trọng cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia - dân tộc, ghi dấu ấn đậm nét ở các nước và trong lòng bạn bè quốc tế.

Đối với nhân dân Việt Nam nói chung, ngành ngoại giao nói riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, bản lĩnh, trí tuệ nhưng vô cùng giản dị, gần gũi; người học trò xuất sắc, tấm gương sáng ngời về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư luôn quan tâm đến mọi mặt của đối ngoại, ngoại giao, từ bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước, vai trò tiên phong, nhiệm vụ, yêu cầu đến xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên… Cùng với học tập quán triệt quan điểm, đường lối đối ngoại, những người may mắn có dịp làm việc, tháp tùng, gặp gỡ Tổng Bí thư, đều thu nhận những bài học, ấn tượng sâu sắc về bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, sự gần gũi, giản dị từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Đó là những năm tháng quý giá, kỷ niệm đặc biệt, mãi không phai mờ. Ai cũng thấy trưởng thành hơn, yêu đất nước, nhân dân hơn, tự hào và yêu nghề hơn, trách nhiệm hơn, cống hiến nhiều hơn.

Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định tặng Huân chương Sao Vàng, phần thưởng cao quý nhất, ghi nhận sự nghiệp, sự cống hiến suốt đời của Tổng Bí thư. Một phần thưởng vô giá là Tổng Bí thư sống mãi, khắc sâu trong trái tim Nhân dân Việt Nam.

Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngoại giao, đối ngoại bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn và tiếc thương vô hạn, nguyện biến đau thương thành sức mạnh, bằng những hành động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, tiên phong, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, như lời dạy và tâm nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các kỳ Hội nghị Ngoại giao

Những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các kỳ Hội nghị Ngoại giao

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đối ngoại ...

'Dân' ngoại giao luôn coi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người Thầy đáng kính

'Dân' ngoại giao luôn coi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người Thầy đáng kính

Chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam, nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu đã bày tỏ lòng biết ơn với Tổng Bí thư ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đối ngoại ...

Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dưới góc nhìn Giáo sư Carl Thayer

Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dưới góc nhìn Giáo sư Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, khẳng định: “Để được tặng Huân chương Sao Vàng sau ...

Đại sứ Ấn Độ: Tầm nhìn đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp định vị Việt Nam trên trường quốc tế

Đại sứ Ấn Độ: Tầm nhìn đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp định vị Việt Nam trên trường quốc tế

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tâm huyết của Tổng ...

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 23-30/12.
Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ vĩ đại Việt Nam-Lào.
Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife diễn ra sáng ngày 1/1/2025 là năm thứ 3 giải chạy quốc tế uy tín này tổ chức và đã được cộng ...
Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024, Giá vàng giảm trong phiên giao dịch thưa thớt. Giới phân tích vẫn lạc quan hướng tới mốc 3.000 USD/ounce.
Điện mừng Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên

Điện mừng Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên

Nhân dịp đồng chí Pak Thae Song được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động