Ngoại giao kênh hai Mỹ-Trung tạm ngưng vì “chiến tranh thị thực”

Cẩm Yến
TGVN. Ngoại giao kênh hai giữa các trường đại học và giới học giả tại Mỹ và Trung Quốc đang chịu tác động mạnh mẽ bởi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc Lãnh đạo Mỹ, Canada điện đàm về đàm phán thương mại Mỹ-Trung
ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung đã vượt qua "những giông bão"
ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc
Mỹ và Trung Quốc đang có những động thái "ăn miếng, trả miếng" trong cuộc chiến cấp "thị thực" cho các nhà nghiên cứu và học giả. (Ảnh: Craig Stephens)

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung không có dấu hiệu lắng xuống, các hoạt động giao lưu và trao đổi học thuật giữa hai cường quốc này dường như đang bị ngưng trệ. Một số chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về Mỹ tại các trường đại học và cơ quan trực thuộc chính phủ cho biết, rất nhiều học giả của Bắc Kinh đã bị đặc vụ FBI nghi ngờ làm gián điệp cho các cơ quan tình báo Trung Quốc.

Ăn miếng, trả miếng

Sau khi chính phủ Mỹ bỏ chính sách ưu đãi thị thực dành cho giới nghiên cứu Trung Quốc, một số học giả Bắc Kinh cho hay, quy trình xin thị thực Mỹ hiện nay mất rất nhiều thời gian, khiến cho việc tham dự các hoạt động nghiên cứu và trao đổi học thuật tại Mỹ trở nên khó khăn hơn.

Trung Quốc được cho là đã có những động thái đáp trả, khi Cố vấn Nhà Trắng Michael Pillsbury không thể đến Bắc Kinh tham dự diễn đàn về Quan hệ quốc tế do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa tổ chức ngày 14/4. Nguyên nhân là vì thị thực của Cố vấn Pillsbury không được cấp kịp thời, mặc dù đơn xin cấp thị thực đã được nộp trước đó 3 tuần.

ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc
Cố vấn Nhà Trắng Pillsbury cho biết, thị thực tới Bắc Kinh đã không được Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cấp kịp thời, mặc dù đơn xin cấp thị thực đã được nộp trước đó 3 tuần. (Nguồn: World Politics)

Trong cuộc trao đổi với South China Morning Post, Cố vấn Pillsbury cho biết: “Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không nóiđã đơn xin thị thực bị từ chối. Tôi nghĩ rằng có lẽ họ cần thêm thời gian.” Cố vấn Pillsbury nhận định, “Chúng ta cần phải sớm kết thúc ‘chiến tranh thị thực’ giữa Washington và Bắc Kinh. Cuộc chiến này đã ngăn các chuyên gia về Trung Quốc của Mỹ đến Trung Quốc, và các chuyên gia về Mỹ của Trung Quốc tới thăm Mỹ.”

“Dòng chảy thông tin tự do giúp giảm thiểu hiểu lầm và gia tăng niềm tin. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn Bắc Kinh đứng ở vị trí trung tâm của vũ đài thế giới, song việc nước này hành xử như vậy với hoạt động trao đổi học thuật thật sự không phù hợp với bản lĩnh của một người chơi đẹp trên sân khấu,” Cố vấn Nhà Trắng Pillsbury nhấn mạnh.

Trong một động thái mới đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết, chi tiết về trường hợp của Cố vấn Pillsbury cần được xem xét tỉ mỉ, nhưng về nguyên tắc, các Đại sứ quán Trung Quốc tại nước ngoài đã xử lý các đơn xin thị thực theo luật pháp. “Bắc Kinh hoan nghênh các trao đổi với Washington và sẵn sàng thúc đẩy giao lưu nhân dân cũng như hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ,” người phát ngôn Lục Khảng khẳng định.

Nhận thức khác biệt

Sự việc Cố vấn Nhà Trắng Michael Pillsbury bị từ chối cấp thị thực diễn ra sau khi các đặc vụ FBI Mỹ hủy bỏ thị thực của nhóm học giả Trung Quốc chuyên nghiên cứu về Khoa học xã hội. Thời báo Hoàn Cầu cho biết, tính đến nay, đã có hơn 280 học giả Trung Quốc bị từ chối thị thực vào Mỹ.

Sự kiện này đã thu hút nhiều phản ứng trái chiều từ phía các học giả hai nước. Trong khi một số nhà nghiên cứu cho rằng điều này sẽ giảm tác động tiêu cực đến đối thoại, những chuyên gia khác lại đưa ra cảnh báo đó là một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang “xa lánh” Trung Quốc.

Chuyên gia nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) Zhu Feng cho biết, hai nhân viên FBI đã tiếp cận vị Giáo sư này tại sân bay Los Angeles, Mỹ vào tháng 1/2018. “Hai đặc vụ FBI buộc tôi phải ‘hợp tác’, nhưng tôi đã từ chối. Sau đó, thị thực trao đổi học thuật tại Mỹ có thời hạn 10 năm của tôi đã bị thu hồi,” Giáo sư người Trung Quốc chia sẻ.

ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc
Chiến tranh "thị thực" được đánh giá là tác động tiêu cực đến các hoạt động trao đổi và đối thoại học thuật giữa Mỹ và Trung Quốc. (Nguồn: Brand USA)

Tờ New York Times ngày 15/4 đưa tin, các đặc vụ Mỹ đã thẩm vấn chuyên gia 55 tuổi này về mối quan hệ cá nhân với Quân đội Giải phóng Nhân dân, Bộ Ngoại giao và các cơ quan tình báo Trung Quốc. Sau khi Giáo sư Zhu từ chối hợp tác với FBI, các đặc vụ đã dùng bút gạch bỏ thị thực và yêu cầu chuyên gia này “quay trở lại Trung Quốc”.

Bên cạnh đó, Thời báo Hoàn Cầu cũng điểm mặt một số chuyên gia về Mỹ của Trung Quốc bị hủy thị thực, bao gồm hai chuyên gia của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc: Wu Baiyi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mỹ và Lu Xiang, chuyên gia nghiên cứu chính trị Mỹ. Bên cạnh đó còn có Wang Wen thuộc Viện nghiên cứu tài chính Chongyang, Đại học Nhân dân Bắc Kinh.

Trong khi đó, Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân dân Shi Yinhong cho biết, giới học thuật Trung Quốc bắt đầu tìm hiểu về những “sự cố” đó khi “tin đồn” bắt đầu rộ lên vào cuối năm 2018. Giáo sư Shi Yinhong tâm sự: “Đây là chủ đề rất nhạy cảm mà chúng tôi ít khi đề cập đến. Có thể dễ đoán được rằng Mỹ muốn cô lập Trung Quốc trên cả hai mặt trận thương mại và văn hóa. Cùng với sự phát triển ở cả hai quốc gia, điều này tác động tiêu cực đến các hoạt động trao đổi và đối thoại học thuật.”

“Chiến tranh thị thực” không hồi kết?

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” đối với an ninh quốc gia, Washington ngày càng cảnh giác với các chuyến thăm Mỹ của giới học thuật Trung Quốc, khiến cho quá trình xin thị thực Mỹ của công dân Đông Bắc Á bị kiểm soát chặt chẽ. Mặt khác, một số ý kiến cho rằng việc Bắc Kinh từ chối cấp thị thực đối với các chuyên gia Mỹ thường xuyên chỉ trích Trung Quốc có thể khiến Washington có động thái trả đũa.

Rao Yi, Trưởng khoa Khoa học Tự nhiên tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc đã hai lần bị từ chối cấp thị thực Mỹ vào năm 2016 và 2018.

ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc
Ngoại giao kênh hai giữa Mỹ và Trung Quốc đang chịu tác động nặng nề của cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. (Nguồn: AP)

Trong khi đó, Wang Huiyao, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn CGC có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, mặc dù số trường hợp các nhà nghiên cứu Trung Quốc bị từ chối cấp thị thực Mỹ 10 năm đang “có xu hướng gia tăng”, song giới học giả nước này cũng không cần phải lo lắng quá nhiều.

“Những trường hợp bị từ chối thị thực đó đó gửi đi thông điệp rằng các chuyên gia Trung Quốc không được chào đón ở Mỹ. Tình trạng này đã khiến cho Mỹ không còn là điểm đến của không ít học giả Trung Quốc.” Nhóm trưởng Wang Huiyao cho biết.

Trong một nỗ lực kêu gọi các nhà lãnh đạo của cả Mỹ và Trung Quốc giải quyết vấn đề liên quan đến “chiến tranh thị thực”, cựu quan chức cấp cao của Nhà Trắng về các vấn đề châu Á nhấn mạnh: “Nhiều quan chức của chính phủ Mỹ nghi ngờ các học giả Trung Quốc đến Mỹ để do thám và thu thập thông tin tình báo, thay vì theo đuổi mục đích học thuật. Vì vậy, nhóm người này bị thẩm vấn hoặc từ chối thị thực để ngăn chặn mục đích đó. Đây là một vấn đề mà các lãnh đạo hai nước cần giải quyết.”

ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc ​Tổng thống Mỹ hy vọng có "thỏa thuận lớn" với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông nghĩ rằng sẽ có "một thỏa thuận lớn" với Trung Quốc về thương mại, song cũng cảnh ...

ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu công nghệ hạt nhân tới Trung Quốc

Ngày 11/10, Mỹ tuyên bố sẽ hạn chế triệt để xuất khẩu công nghệ hạt nhân dân sự tới Trung Quốc do quan ngại công ...

ngoai giao kenh hai my trung tam ngung vi chien tranh thi thuc Bất đồng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang cao hơn bao giờ

Ngày 28/9, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách đồng Euro Valdis Dombrovskis cho biết, rủi ro vì bất đồng thương mại ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Thời điểm 'nước sôi' của bầu cử Ấn Độ, Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ láng giềng

Thời điểm 'nước sôi' của bầu cử Ấn Độ, Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ láng giềng

Trong động thái được nhìn nhận là sự phát triển ngoại giao quan trọng, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina dự kiến đến thăm Ấn Độ trong tháng tới.
Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Sáng 28/4, núi lửa Ibu ở miền Đông Indonesia đã phun trào, khiến nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh xa khu vực.
Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời vì nhiệt độ có thể lên tới 43 độ C.
Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Việt Nam là quốc gia được Italy rất quan tâm, được coi là điểm sáng có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á...
Tiến trình phục hồi nội địa yếu, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Tiến trình phục hồi nội địa yếu, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã giảm tốc trong tháng Ba so với hai tháng trước đó.
Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định rằng môi trường lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang tác động tới xu hướng và chiến lược ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động