Ngoại giao Việt Nam 2017: Tìm kiếm sự ổn định trong biến động

Năm 2016 đã đi qua với rất nhiều biến động phức tạp, khó lường, báo hiệu nhiều khó khăn, thách thức mới đang chờ đón Ngoại giao Việt Nam trong năm 2017.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai giao viet nam 2017 tim kiem su on dinh trong bien dong Kỷ niệm 67 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc
ngoai giao viet nam 2017 tim kiem su on dinh trong bien dong Những hình ảnh đầu tiên của Ngoại trưởng Kerry tại Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam

TS. Trần Việt Thái - Học viện Ngoại giao

Việc ông Donald Trump thắng cử tại Mỹ, nước Anh quyết định ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) và việc ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền ở Philippines là những sự kiện mang tính bước ngoặt cho thấy chủ nghĩa dân túy đang lên ngôi ở nhiều nơi trên thế giới. Năm 2017 sẽ chứng kiến nhiều mối quan hệ quốc tế được sắp xếp lại với những tác động và triển vọng chưa thể lường hết được.

Trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, Ngoại giao Việt Nam càng phải tỉnh táo để hướng tới một môi trường hòa bình, ổn định trong vô vàn những biến thiên của thời cuộc. Ngoại giao Việt Nam 2017 cần xử lý tốt ba nhiệm vụ trọng tâm là cân bằng quan hệ nước lớn, thực hiện tốt các hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng, và xử lý hài hòa quan hệ với láng giềng, khu vực.

ngoai giao viet nam 2017 tim kiem su on dinh trong bien dong
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập là dấu mốc quan trọng của Hiệp hội ASEAN.

Cân bằng nước lớn là then chốt

Các nước lớn luôn đóng vai trò chi phối cục diện quốc tế. Xử lý thành công quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là tam giác Mỹ - Nga - Trung, sẽ góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định của đất nước.

Ngày 20/1/2017, ông D. Trump chính thức bắt đầu nhiệm kỳ mới với sự chi phối của Đảng Cộng hòa ở cả hai Viện của Quốc hội Mỹ. Về cơ bản, ông Trump đã lựa chọn được các vị trí chủ chốt trong nội các. Tuy chưa thể đánh giá hết về chiều hướng chính sách của Mỹ dưới thời D. Trump, nhưng bước đầu chúng ta cũng đã có thể khẳng định được 4 điểm. Một là, dưới thời của ông D. Trump, Mỹ sẽ hướng nội nhiều hơn. Về đối ngoại, Mỹ sẽ yêu cầu đồng minh phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn. Hai là, ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản vẫn sẽ là đối tác quan trọng nhất của Mỹ. Mặc dù TPP có thể sẽ bị chững lại, các lợi ích khác của Mỹ ở khu vực vẫn còn rất lớn. Ba là, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực, nhất là hải quân và không quân. Ảnh hưởng của giới quân sự đối với chính sách đối ngoại Mỹ đang gia tăng. Bốn là, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm thành công với ông D. Trump, hy vọng quan hệ Việt – Mỹ sẽ tiếp tục duy trì được đà phát triển đã hình thành trong những năm qua.

Với Trung Quốc, năm 2017 sẽ diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do vậy, về đối nội, Trung Quốc sẽ tập trung vào chuẩn bị cho sự kiện này. Cục diện chiến lược “4 toàn diện” đã cơ bản định hình. Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Công cuộc cải cách toàn diện, đặc biệt là các biện pháp cải cách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định xã hội và cải cách quân đội được dự báo sẽ tiếp tục được ưu tiên cao trong năm 2017. Về đối ngoại, Trung Quốc có nhu cầu kiểm soát quan hệ với Mỹ, duy trì quan hệ ổn định với láng giềng… nhưng đã từ bỏ “giấu mình chờ thời” và sẵn sàng khẳng định mình trên trường quốc tế. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Trung Quốc đầu năm 2017, góp phần đưa quan hệ Việt – Trung đi vào ổn định và tiếp tục phát triển sâu sắc hơn.

Quan hệ giữa các nước lớn vẫn trong khuôn khổ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Nhưng mặt cạnh tranh đang gia tăng và khó dự báo hơn. Trước đây, Mỹ coi Nga là đối tượng chính, coi Trung Quốc vừa là đối tác, vừa là đối tượng. Nhưng tới đây điều này có thể sẽ thay đổi. Quan hệ Mỹ - Trung trong năm 2017 đang đứng trước nguy cơ căng thẳng trở lại, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Thời gian qua, ông D. Trump thời gian qua đã có nhiều tuyên bố cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhất là về kinh tế - thương mại. Trong khi đó, quan hệ Mỹ - Nga có thể sẽ được cải thiện do ông D. Trump và một số nhân vật chủ chốt trong bộ máy mới, có thiện cảm với Nga. Thay đổi này sẽ tác động mạnh tới các mối quan hệ nước lớn còn lại và buộc chúng ta phải xử lý hết sức tỉnh táo.

APEC 2017 - trọng tâm đối ngoại đa phương

Trọng tâm đối ngoại Việt Nam trong năm 2017 chính là tổ chức thành công năm APEC 2017. Chủ đề của năm APEC 2017 “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” mà Việt Nam đưa ra đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nền kinh tế thành viên, cũng như giới chuyên gia ở khu vực. Lý do là các nền kinh tế thành viên APEC đều có quan tâm chung là mong muốn tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng, phát triển, cho hội nhập và liên kết ở châu Á – Thái Bình Dương, nhất là khi chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở nhiều nước. Chủ đề của năm APEC 2017 cũng phản ánh được mẫu số chung về hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.

Tổ chức thành công năm APEC 2017 không chỉ mang lại những lợi ích thiết thực cho Việt Nam, mà còn là đóng góp của Việt Nam, kỳ vọng của Việt Nam về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong bối cảnh mới ở khu vực và trên thế giới. Với rất nhiều hoạt động và sẽ có nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới vào Việt Nam nhân dịp Tuần lễ cấp cao APEC, đây sẽ là các cơ hội kết nối kinh tế, xúc tiến thương mại đầu tư, quảng bá du lịch và các tiềm năng hợp tác ở địa phương, cơ hội đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, …

Để tận dụng tốt các cơ hội to lớn này, cần có sự chuẩn bị kỹ từ chính phủ, doanh nghiệp, địa phương… Chủ động xây dựng tốt từ khâu nội dung, kịch bản, công tác điều hành, lễ tân, an ninh, giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm…, trong đó sự chủ động vào cuộc của địa phương, doanh nghiệp là những nhân tố rất quan trọng bảo đảm thắng lợi của năm APEC 2017.

Cùng với Năm APEC Việt Nam, trong năm 2017 chúng ta cũng sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, 40 năm Việt Nam gia nhập LHQ. Thực hiện tốt các hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng này sẽ góp phần khai thác được thế mạnh của đất nước, đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần nâng cao vị thế nước nhà trên trường quốc tế và khu vực.

Láng giềng, khu vực là chìa khóa

Với các nước láng giềng khu vực, năm 2017 sẽ có nhiều thay đổi như Campuchia có bầu cử xã, phường; Malaysia có bầu cử và thay đổi chính quyền… Thời gian qua, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, nguyên trạng về pháp lý và trên thực địa đã bị phá vỡ; sự can dự của các nước lớn ngoài khu vực vào vấn đề Biển Đông ngày càng sâu rộng. Sau phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 12/7/2016, tình hình Biển Đông dần trở lại yên tĩnh, nhưng tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường.

2017 cũng là năm ASEAN kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hiệp hội. Đây không chỉ là dấu mốc quan trọng của ASEAN, mà còn là thời điểm quan trọng để thúc đẩy xây dựng cộng đồng, đoàn kết nội bộ, tăng cường kết nối, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh mới. Philippines đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2017 nhưng dư luận vẫn còn không ít băn khoăn về tình hình chính trị nội bộ và cách dẫn dắt ASEAN của Philippines trong năm 2017.

Do vậy, xử lý quan hệ với láng giềng, khu vực, một mặt cần bám sát chủ trương, đường lối mà Đảng đã đề ra tại Đại hội XII, mặt khác cần kiên trì, kiên quyết, đi đôi với sự linh hoạt, nhanh nhạy trong nắm bắt tình hình để phối hợp xử lý hài hòa ba cụm vấn đề, gồm (i) ổn định quan hệ với Lào và Campuchia, (ii) quản lý tốt vấn đề Biển Đông và (iii) xử lý khéo léo các vấn đề liên quan tới ASEAN…

Tất nhiên, Ngoại giao Việt Nam không chỉ có xử lý quan hệ với các nước lớn, tổ chức năm APEC hay quan hệ với láng giềng, khu vực, Việt Nam hiện còn có quan hệ rộng mở với rất nhiều nước, nhiều tổ chức, khu vực trên thế giới. Trong khi tập trung ưu tiên cho các trọng tâm, không thể bỏ qua các nhiệm vụ thường xuyên khác như công tác lãnh sự bảo hộ công dân, công tác văn hóa, thông tin tuyên truyền đối ngoại, nghiên cứu dự báo… cũng như quan hệ với các nước, các bạn bè đối tác khắp năm châu.

ngoai giao viet nam 2017 tim kiem su on dinh trong bien dong Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ

Đó là tuyên bố của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 12/1.

ngoai giao viet nam 2017 tim kiem su on dinh trong bien dong Việt Nam - Hàn Quốc trao đổi điện mừng 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Tổng thống kiêm Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn đã trao đổi điện mừng.

ngoai giao viet nam 2017 tim kiem su on dinh trong bien dong Việt Nam - Ấn Độ: Câu chuyện về những con số

Dấu mốc 10 năm, 45 năm và 2000 năm, là những con số Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành nhấn mạnh ...

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi hôm nay 6/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 6/5/2024. ket qua xo so Ho Chi Minh. xổ số thành phố. KQXSHCM ...
XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 2. SXMB 6/5. dự ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Xem tử vi 6/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 6/5. Lịch âm hôm nay 6/5/2024? Âm lịch hôm nay 6/5. Lịch vạn niên 6/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động