TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam - một trong ba đối tác quan trọng nhất của Nga ở châu Á | |
Một năm đầy ắp sự kiện |
Nhân dịp này, Bộ trưởng Lavrov đã trả lời báo chí Việt Nam về quan hệ hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Ngoại trưởng Nga Lavrov. (Nguồn: TTXVN) |
Xin Ngài cho biết mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này?
Mối quan hệ của chúng tôi với những người bạn Việt rất chặt chẽ, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và duy trì tiếp xúc các cấp thường xuyên. Lãnh đạo hai nước, Tổng thống Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cuộc hội đàm. Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cùng lãnh đạo các bộ khác như Bộ Công nghiệp và thương mại, Bộ Kinh tê và phát triển, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông...luôn duy trì tiếp xúc rất chặt chẽ. Trên thực tế, không có bất cứ bộ ngành nào trong chính phủ chúng tôi mà không có sự tiếp xúc với các đối tác Việt Nam.
Lĩnh vực giáo dục, trao đổi văn hóa, hợp tác nhân đạo là những lĩnh vực hợp tác truyền thống với nhiều nội dung rất phong phú trong mối quan hệ hợp tác của chúng tôi với đối tác chiến lược Việt Nam. Một trong những sự kiện nổi bật mà chúng tôi sẽ thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam lần này là công tác chuẩn bị tổ chức "Năm nước Nga tại Việt Nam" và "Năm Việt Nam tại nước Nga", dự kiến vào năm 2019, khi chúng ta kỷ niệm 25 năm Ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ hữu nghị giữa LB Nga và Việt Nam.
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế?
Về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, năm ngoái kim ngạch thương mại song phương tăng hơn 35% và đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử kể từ năm 1991 đến nay - hơn 5,3 tỷ USD. Tất nhiên, chúng tôi cho rằng có được kết quả tăng trưởng ấn tượng như thế phần lớn là do Hiệp định về khu vực thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với Liên minh Kinh tế Á-Âu vào năm 2015 và chính thức có hiệu lực năm 2016.
Tôi tin rằng nếu nhìn vào con số thống kê, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các thành viên Liên minh Kinh tế Á- Âu khác cũng tương tự như thế. Điều này cho thấy khu vực thương mại tự do hoạt động vì lợi ích của tất cả các nước tham gia Liên minh Kinh tế Á – Âu, trong đó có Việt Nam. Để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển hơn, tôi cho rằng cần khuyến khích giới công nghiệp, doanh nghiệp tăng cường tiếp xúc trực tiếp với nhau, liên hệ thường xuyên hơn. Càng tiếp xúc nhiều, doanh nhân hai nước LB Nga và Việt Nam càng có nhiều cơ hội tìm kiếm những dự án cùng có lợi để hợp tác. Điều quan trọng là cần khuyến khích các cuộc gặp, tổ chức các diễn đàn doanh nhân, hội thảo bàn tròn, triển lãm, hội chợ…. Chúng ta không thiếu cơ hội để nỗ lực đưa doanh nhân hai nước xích lại gần với nhau. Đặc biệt, bên cạnh Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg đã trở thành diễn đàn truyền thống để các bạn Việt Nam đến tham dự, giờ đây chúng tôi còn có diễn đàn mới - đó là Diễn đàn Kinh tế Phương Đông được tổ chức tại Vladivostok. Chúng tôi và các đồng nghiệp Việt Nam đã thành lập Nhóm Làm việc cấp cao, có nhiệm vụ phụ trách những dự án đầu tư cụ thể, giúp mở rộng các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, chế biến dầu mỏ, năng lượng, nguyên liệu, cũng như các lĩnh vực khác, trong đó có giao thông, cơ sở hạ tầng, thông tin – viễn thông. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đang ghi nhận những kết quả tốt và điều quan trọng nhất là hai nước đang có những nguồn lực rất tốt sẽ mang lại kết quả rất tích cực trong tương lai gần.
Thời gian qua, Nga đã thể hiện vai trò tích cực trong hợp tác với các định chế khu vực như ASEAN, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Bộ trưởng có thể cho biết Nga sẽ làm gì để thúc đẩy hơn nữa vị thế và vai trò của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chúng tôi đang cố gắng cùng những người bạn, trong đó có Việt Nam và các nước ASEAN cùng các đối tác của ASEAN, thúc đẩy chương trình nghị sự thống nhất hơn và nhằm bảo đảm cấu trúc an ninh và hợp tác phát triển bền vững, ổn định, để cục diện tại khu vực quan trọng nhất, hiện là đầu tàu của nền kinh tế thế giới này, hình thành không phải những thỏa thuận mang tính chất đóng, liên minh, mà là đối thoại và tất cả các quốc gia đều có thể tham gia. Chúng tôi đánh giá rất cao vai trung tâm của ASEAN trong việc nỗ lực tạo ra những điều kiện cho đối thoại như thế - diễn đàn hàng năm của ASEAN về bảo đảm an ninh khu vực, cuộc gặp hàng năm của bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng các nước đối tác của ASEAN và một loạt cuộc gặp giữa ASEAN với các đối tác đối thoại, trong đó có LB Nga. Theo tôi, một trong những diễn đàn rất triển vọng ra đời theo sáng kiến của các thành viên ASEAN là Hội nghị Cấp cao Đông Á với những đối tác chủ chốt gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và một số quốc gia khác như Hàn Quốc và Australia. Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Đông Á, nhiều năm nay, chúng tôi thảo luận sự cần thiết hình thành tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương một hệ thống an ninh và hợp tác mở, dựa trên những nguyên tắc bình đẳng của những nước tham gia, trên nguyên tắc an ninh không chia tách, để không có nước nào mưu toan đảm bảo an ninh của mình mà gây phương hại tới an ninh của các nước khác.
Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng.
Tăng cường quan hệ hợp tác Việt - Nga Sáng 12/3 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tiếp đồng chí Leonid Ivanovich Kalashnikov, Ủy viên Đoàn Chủ ... |
Kỷ niệm 30 năm thành lập Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga Ngày 7/3, tại Hà Nội, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (7/3/1988 ... |
Nga - Việt Nam: Không lý gì mà không đẩy mạnh hợp tác Giá trị lớn nhất trong hợp tác Nga - Việt là lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau. Ngay cả trong quan hệ kinh ... |