Ngoại trưởng Penny Wong: Australia là một phần của châu Á

Hồng Phúc
Đến thăm thành phố của Malaysia – nơi mình sinh ra, Ngoại trưởng Australia Penny Wong cho rằng câu chuyện của bản thân bà cho thấy Australia là một phần của châu Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại trưởng Australia Penny Wong đã đến thăm thành phố Kota Kinabalu - nơi bà sinh sống đến năm 8 tuổi trước khi chuyển đến Australia. (Nguồn: Bernama)
Ngoại trưởng Australia Penny Wong đến thăm thành phố Kota Kinabalu của Malaysia - nơi bà sinh sống đến năm 8 tuổi trước khi chuyển đến Australia. (Nguồn: Bernama)

Trong chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 28-30/6, Ngoại trưởng Australia Penny Wong đã đến thăm thành phố Kota Kinabalu - nơi bà sinh sống đến năm 8 tuổi trước khi chuyển đến Australia.

Phát biểu với báo giới tại đây, Ngoại trưởng Australia đầu tiên sinh ra ở nước ngoài cho biết: “Cứ hai người Australia thì có một người sinh ra ở nước ngoài hoặc có cha mẹ sinh ra ở nước ngoài, vì vậy đây là một trải nghiệm rất Australia”.

Song, “điều quan trọng là Australia đối thoại với Đông Nam Á theo cách công nhận rằng chúng ta là một phần của khu vực này và cùng chia sẻ tương lai”.

Kết quả của một cuộc điều tra dân số được tiến hành 5 năm một lần và được công bố vào tuần trước cho thấy, lần đầu tiên hơn một nửa dân số Australia (51,5%) sinh ra ở nước ngoài hoặc có cha/mẹ là người di cư.

Australia “là một quốc gia đa văn hóa và đa dạng. Đó là một trong những điểm mạnh của Australia và chúng ta nên kể câu chuyện đó trong khu vực nhiều hơn”, bà nhấn mạnh.

Trong một bài phát biểu trước đó, Ngoại trưởng Penny Wong kể lại câu chuyện về bà của mình, một người gốc Hoa, đã nuôi con một mình ở Sabah. Cha của bà sau đó giành được học bổng của Australia để theo học ngành kiến ​​trúc tại Đại học Adelaide.

Điều này “có nghĩa là ông ấy có thể thoát khỏi cảnh nghèo khó mà ông ấy đã trải qua khi còn nhỏ”.

Ông kết hôn với một phụ nữ Australia, và hai người trở về sinh sống ở Kota Kinabalu.

Những bình luận của Ngoại trưởng Penny Wong tại Malaysia gợi nhớ phát biểu cách đây hơn 2 thập niên của cựu Thủ tướng Malaysia, Tiến sĩ Mahathir Mohamad rằng, Australia không thể tham gia một nhóm ngoại giao Đông Á vì “họ là người châu Âu, họ không thể là người châu Á”.

Nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên báo chí năm 2019, ông Mahathir dự đoán rằng việc di cư có nghĩa là Australia trong tương lai sẽ “là châu Á hơn châu Âu”.

Trong một chia sẻ với Reuters vào cuối ngày 1/7, ông Mahathir cho biết, ông tự hào về một người Australia gốc Malaysia là Ngoại trưởng và tất cả các quốc gia sẽ là đa chủng tộc “vì sự thuận tiện đi lại và biên giới rộng rãi”.

Điều tra dân số mới cho thấy khoảng 1/3 dân số Australia sinh ra ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là ở Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, New Zealand và Philippines.

Australia nói luật quốc tế về Biển Đông là 'vấn đề nguyên tắc', Nhật Bản-Philippines cam kết duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật lệ

Australia nói luật quốc tế về Biển Đông là 'vấn đề nguyên tắc', Nhật Bản-Philippines cam kết duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật lệ

Ngoại trưởng Australia Penny Wong nhấn mạnh, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, các quy tắc quốc tế và Công ước Liên hợp quốc ...

'Nóng ruột' vì Trung Quốc, Ngoại trưởng Australia trở lại Nam Thái Bình Dương

'Nóng ruột' vì Trung Quốc, Ngoại trưởng Australia trở lại Nam Thái Bình Dương

Chuyến công du thứ hai của tân Ngoại trưởng Australia Penny Wong là Samoa và Tonga, chỉ vài ngày sau chuyến thăm của người đồng ...

(theo Reuters)

Đọc thêm

Tin tức của Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VneID

Tin tức của Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VneID

Việc phát hành nội dung Báo Nhân Dân trên nhiều nền tảng, nhằm chủ động đưa thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước đến với người dân.
Giữa 'bão' thuế quan, Trung Quốc khẳng định quan hệ với các nước láng giềng 'đang ở mức tốt đẹp nhất trong lịch sử hiện đại'

Giữa 'bão' thuế quan, Trung Quốc khẳng định quan hệ với các nước láng giềng 'đang ở mức tốt đẹp nhất trong lịch sử hiện đại'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tăng cường quan hệ chiến lược với các nước láng giềng thông qua việc quản lý bất đồng một cách phù ...
Xây dựng nền tảng tài chính cá nhân bền vững cho giới trẻ

Xây dựng nền tảng tài chính cá nhân bền vững cho giới trẻ

Sự kiện tương tác 'Mùa gieo tài chính' thuộc chiến dịch 'Vụ mùa tài chính’ đã được tổ chức tại trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh, thu hút ...
Việt Nam-Tây Ban Nha: Hướng tới Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam-Tây Ban Nha: Hướng tới Đối tác chiến lược toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhiều mặt với Tây Ban Nha.
Dự báo thời tiết ngày mai (10/4): Ven biển miền Bắc sáng sớm mưa nhỏ, mưa phùn; Tây Bắc Bộ, Đông Nam Bộ nắng nóng trên 35 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (10/4): Ven biển miền Bắc sáng sớm mưa nhỏ, mưa phùn; Tây Bắc Bộ, Đông Nam Bộ nắng nóng trên 35 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (10/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
Anh chuẩn bị tiến hành chiến dịch lớn, sắp đưa 4.000 quân tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Anh chuẩn bị tiến hành chiến dịch lớn, sắp đưa 4.000 quân tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Anh muốn thông qua chiến dịch triển khai để khẳng định, an ninh của châu Âu-Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là không thể chia cắt.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh ba giữa các nhà lãnh đạo Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan với thỏa thuận biên giới lịch sử là bước ngoặt quan trọng...
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động