TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi châu Âu chung tay giải quyết các vấn đề nóng | |
Dịch Covid-19: Gần 350 công dân Việt Nam từ châu Âu và Châu Phi về nước an toàn |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thủ đô Paris ngày 28/8. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Từ ngày 25/8 đến 1/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thăm 5 nước châu Âu bao gồm Italy, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới kết thúc chuyến thăm 6 nước châu Âu gồm Áo, Anh, Czech, Đan Mạch, Ba Lan và Slovenia, thể hiện ý định lôi kéo Liên minh châu Âu (EU) thành lập “liên minh xuyên Đại Tây Dương” kiềm chế Trung Quốc.
Trong khi đó, quan hệ Trung Quốc - EU cũng đang xấu đi. EU chỉ trích Trung Quốc về vấn đề đối phó với dịch Covid-19, hay ban hành luật an ninh quốc gia Hong Kong. Nhiều nước châu Âu cũng đã tìm cách hạn chế sử dụng công nghệ 5G của Trung Quốc do lo ngại về an ninh, cũng như trước sức ép từ Mỹ.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị tới châu Âu có ba mục đích chính: đẩy mạnh chương trình nghị sự về kinh tế - chính trị; tăng cường hợp tác chống dịch Covid-19, bảo đảm sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu, hợp tác ở những lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh; đề cao chủ nghĩa đa phương và tăng cường nền quản trị toàn cầu để đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới.
Điểm đến đầu tiên của ông Vương Nghị là Italy, quốc gia G7 duy nhất tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, cũng là quốc gia Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức năm 2019. Tại Italy, ông Vương Nghị cảnh báo nước này không nên tham gia vào “cuộc chiến tranh lạnh mới” mà Mỹ đang thúc đẩy, và tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Ông cũng hoan nghênh Italy đã bày tỏ “sự thấu hiểu và ủng hộ” đối với những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, cũng như thúc đẩy hợp tác trong các dự án thuộc BRI. Tuy nhiên, cả hai ngoại trưởng Trung Quốc và Italy đều không nhắc đến vấn đề mạng 5G hay Huawei.
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, chuyến thăm châu Âu của Ngoại trưởng Vương Nghị có ba mục đích chính: đẩy mạnh chương trình nghị sự về kinh tế - chính trị giữa hai bên; tăng cường hợp tác chống dịch Covid-19, bảo đảm sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu, hợp tác ở lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh; đề cao chủ nghĩa đa phương và tăng cường nền quản trị toàn cầu để đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới. |
Ở hai điểm đến tiếp theo, Hà Lan và Na Uy, ông Vương Nghị coi kinh tế là trọng tâm chính. Hội đàm với Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok, ông Vương Nghị bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp hàng không đến giáo dục. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng kêu gọi Hà Lan bảo đảm môi trường công bằng, rộng mở và không phân biệt đối xử đối với công ty Trung Quốc.
Tại Na Uy, ông Vương Nghị kêu gọi hai bên tăng tốc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước. Ông cũng đề cao chủ nghĩa đa phương và tái khẳng định cam kết mở cửa thị trường của Trung Quốc.
Nếu như kinh tế là trọng tâm chính trong các chuyến thăm Hà Lan và Na Uy, vấn đề chính trị lại được đẩy mạnh trong hai điểm đến cuối cùng của ông Vương Nghị, Pháp và Đức, đầu tàu của EU.
Tại Pháp, ông Vương Nghị nói, Trung Quốc sẽ không bao giờ hô hào “Trung Quốc trước tiên”. Ông kêu gọi châu Âu đoàn kết chống lại “các thế lực cực đoan” ở Mỹ đang đòi “phân tách” với Trung Quốc. Ở Đức, ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc đang cố gắng để đạt được hiệp định về đầu tư với EU, và hy vọng hiệp định này có thể được hoàn thành vào cuối năm nay. Ông cũng thúc giục Đức “tập trung vào các vấn đề lớn và đoàn kết với mục tiêu chung”, thay vì để những khác biệt chia rẽ hai nước.
Ngay sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị trở về từ châu Âu, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thăm Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Hai chuyến thăm liên tiếp của các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc tới châu Âu cho thấy Trung Quốc đang cố gắng đẩy mạnh quan hệ với “lục địa già”, trong bối cảnh quan hệ với Mỹ chưa có dấu hiệu cải thiện.
| Mỹ thông báo quyết định miễn thuế cho hàng hóa Trung Quốc trong 4 tháng TGVN. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 1/9 cho biết, đã gia hạn miễn thuế đối với hàng loạt mặt hàng nhập ... |
| Mỹ cáo buộc Trung Quốc không triển khai các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên TGVN. Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/9 đã cáo buộc Trung Quốc không triển khai, nếu không muốn nói là từ chối triển khai, một ... |
| Mỹ cảnh báo 'giai đoạn mới' ở Biển Đông khi trừng phạt công ty Trung Quốc TGVN. Nếu như lệnh trừng phạt các công ty Trung Quốc không quá tác động đến các công ty trong danh sách đen này, các ... |