Năm 2009, nhà khoa học thần kinh Richard Davidson đến từ ĐH Winconsin (Mỹ), đã “đội” cho thiền sư người Pháp này chiếc mũ với với hệ thống dây phức tạp, bao gồm 256 cảm biến, cho phép tìm ra chỉ số hạnh phúc của con người. Chiếc máy quét đã cho thấy khi thiền, não của ông Ricard tạo ra một loạt làn sóng gamma liên quan đến ý thức, sự tập trung, học hỏi và trí nhớ. Làn sóng gamma này mức độ hầu như chưa từng xuất hiện trước đó trong các thí nghiệm về thần kinh. Đồng thời, kết quả quét cũng khẳng định ở phần não bên trái trước trán của ông Ricard hoạt động tích cực hơn so với phần não bên phải, giúp ông có trải nghiệm hạnh phúc dài hơn và giảm xu hướng tiêu cực. Kết quả này khiến Ricard được cho là có chỉ số hạnh phúc lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, vị thầy tu 66 tuổi này không phải lúc nào cũng vui vẻ như vậy. Ông lớn lên ở Paris, là con trai của nhà triết học tự do nổi tiếng Jean-François Revel và bà Yahne Le Toumelin - một nữ họa sĩ theo trường phái trừu tượng. Ngay sau khi nhận bằng Tiến sĩ ngành sinh vật phân tử học của Viện Pasteur năm 1972, ông đã đến Darjeeling, Ấn Độ và gặp Dilgo Khyentse Rinpoche, nhà tu hành Phật giáo vĩ đại thế kỷ 20. Ông bắt đầu nghiên cứu Phật giáo sau đó trong một phần tư thế kỷ ông từ bỏ mọi quan hệ với thế giới phương Tây. 26 năm sau, ông nổi tiếng với cuốn sách bán chạy nhất “Nhà tu hành và Triết học”.
“Suốt 12 năm qua, chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm hiệu quả của biện pháp thiền tới khả năng tập trung và cân bằng cảm xúc. Kết quả là chúng tôi thấy được những người thiền trong quãng thời gian dài liên tục, khoảng 20 phút mỗi ngày trong ba tuần, có tiềm năng tận hưởng niềm vui trong cuộc sống nhiều hơn”, thiền sư chia sẻ.
Lâm An