Những câu chuyện khó tin Ngay từ năm 1888, tạp chí Y học New York (Mỹ) đã đăng tải vụ tai nạn hy hữu của một thủy thủ làm việc trên tàu kéo. Một hôm, khi con tàu đang kéo chiếc xà lan chở đầy các thùng hàng, chàng thủy thủ đứng trên xà lan khi nó sắp chui qua cầu. Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà anh ta lại nhảy lên những thùng hàng để kiểm tra dây chằng đúng lúc tàu tiến gần sát nhịp cầu. Do gầm cầu thấp, một thanh gầm cầu đã chặt phăng một phần đầu anh ta, phía trên mắt phải chừng vài inch (3 cm).Điều kỳ lạ đã xảy ra. Viên thủy thủ vẫn sống khi nhập viện hai giờ sau đó. Trong khi các bác sĩ đang nghĩ thầm dù sao bệnh nhân cũng sẽ chết vì một phần tư đầu đã mất, thì bất ngờ bệnh nhân mở mắt hỏi chuyện gì đã xảy ra, rồi bước xuống bàn mổ và tìm bộ đồng phục của mình. Sau 2 tháng nằm viện, anh thủy thủ phục hồi sức khỏe và trở lại tàu. Ngoại trừ thỉnh thoảng bị đau đầu, chóng mặt, còn thì viên thủy thủ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe. Mãi tới 26 năm sau, anh ta bị một cơn đột quỵ nhẹ khiến nửa người bên trái bị liệt. Trường hợp xảy ra gần hơn một chút là năm 1935 khi một em bé chào đời ở Bệnh viện St.Vincent (New York) mà không có não bộ. Tuy thiếu não, song em bé vẫn sống được 27 ngày - vẫn ăn, ngủ và khóc như bao đứa trẻ sơ sinh khác. Thật ra vào thời điểm đó chẳng ai nghi ngờ cậu bé không có não, chỉ cho tới khi người ta tiến hành khám nghiệm tử thi.Song, khó lý giải nhất lịch sử y học Mỹ là trường hợp tai nạn của một công nhân xây dựng 25 tuổi tên Finley Gage. Một thanh thép dài hơn 1m, có đường kính 3cm, đã xuyên qua đầu Gage khi gói thuốc nổ phá đá phát nổ ngay bên cạnh. Tuy nhiên, tai nạn chỉ làm Gage mất một mắt, nhưng vẫn kiểm soát được bản thân.Đặc biệt hơn, có những trường hợp đầu lìa khỏi cổ mà thân thể vẫn đi lại. Nếu xét dưới góc độ y học, điều này có vẻ phi lý. Song thực tế đã diễn ra. Boris Luchkin, thuộc đơn vị trinh sát của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II, đã tận mắt chứng kiến một trong những câu chuyện khó tin như thế. Trong một lần làm nhiệm vụ, viên trung úy phụ trách đơn vị trinh sát của Luchkin đã giẫm phải mìn và bị thổi bay đầu, chỉ còn lại phần cằm và hàm dưới. Thế nhưng cơ thể không đầu đó vẫn đứng vững, thậm chí còn cởi áo rồi vẽ lại bản đồ tác chiến của đơn vị. Sau khi đưa cho Luchkin tấm bản đồ nhuốm đầy máu, viên trung úy mới ngã xuống. Mặc dù cầm tấm bản đồ về đơn vị, nhưng không ai tin những gì Luchkin đã kể.Một trường hợp bí ẩn nữa vẫn còn lưu trong sử sách, diễn ra năm 1636. Năm đó, Hoàng đế Ludwig của xứ Bavaria (nay là phía Nam nước Đức) ra lệnh trảm tướng Dietz von Schaumburg cùng 4 đồng phạm âm mưu đoạt ngôi. Theo truyền thống, Dietz được hưởng một ân huệ cuối cùng. Hoàng đế Ludwig rất ngạc nhiên khi Dietz yêu cầu tất cả tử tội đứng thành hàng dọc, mỗi người cách nhau 8 bước. Dietz xin được chém đầu tiên và cũng xin đức vua hãy tha chết cho những người còn lại nếu sau khi bị chém đầu, mà ông vẫn chạy qua mặt những tử tội kia. Ý nguyện của Dietz được Ludwig chấp thuận. Ngay khi đầu rơi xuống, Dietz đứng dậy chạy qua mặt các đồng phạm đang sững sờ, khiếp sợ và chỉ ngã xuống sau khi qua mặt người cuối cùng trong hàng. Giữ lời hứa, nhà Vua đã tha tội chết cho những người còn lại.Đi tìm lời giảiIgor Kaufman, phóng viên Nga viết bài về “sự sống sau khi chết”, đã thuật lại một trường hợp khó tin. Không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, một người trong lúc đi hái nấm gần thành phố Petergoff (Anh) đã vô tình giẫm phải mìn và bị nổ bay đầu. Tuy nhiên, thi thể khuyết đầu vẫn tiếp tục đi thêm vài trăm mét và băng qua cây cầu hẹp. Kuafman nhấn mạnh bài viết của mình dựa trên một câu chuyện có thật, được lưu vào hồ sơ kèm theo chứng cứ do cảnh sát thu thập kết hợp với lời kể của nhiều nhân chứng.Để lý giải những bí ẩn trên, tác giả bài viết đã vận dụng giả thuyết thú vị của Giáo sư người Nga Igor Blatov cho rằng bên cạnh ý thức, con người còn tồn tại “linh hồn” theo kiểu “kho lưu trữ” những chương trình điều khiển chức năng cơ thể ở mọi cấp độ - từ hoạt động hệ thần kinh tới những quá trình sinh học trong tế bào. Theo Giáo sư Blatov, ý thức là kết quả vận hành của kho lưu trữ đó, hay nói cách khác là hoạt động phức tạp của linh hồn. Các phân tử ADN chứa đựng thông tin tạo nên kho lưu trữ này. Còn theo một số giả thuyết của y học hiện đại, cơ thể người tồn tại cùng lúc hai hệ điều khiển. Một hệ thống gồm bộ não và hệ thống thần kinh - sử dụng tế bào thần kinh để truyền dữ liệu. Hệ thống còn lại dựa vào tuyến nội tiết. Hệ thống thứ hai sử dụng hormone hay chất sinh học đặc biệt để truyền thông tin khắp cơ thể.Viên Hòa (Theo Pravda.ru)