Thạc sĩ Tâm lý Đinh Văn Thịnh cho rằng, người trẻ cần nâng cấp bản thân để đứng vững trong thị trường lao động cũng như thích ứng với những thay đổi không ngừng của thế giới. |
Đại dịch Covid-19 đã tác động thế nào đến giáo dục? Các bạn trẻ phải học hỏi, thay đổi để thích ứng ra sao?
Đại dịch Covid-19 đã tác động to lớn đến giáo dục, đến người làm quản lý giáo dục, người giảng dạy, người học. Đại dịch làm thay đổi và xáo trộn kế hoạch đào tạo, chương trình học, chất lượng đào tạo ít nhiều đã bị ảnh hưởng khi học sinh, sinh viên ở nhà trong một khoảng thời gian dài.
Học trực tuyến đòi hỏi người học phải có thiết bị công nghệ, thật sự rất khó khăn, gây ra những áp lực lớn cho các gia đình khó khăn khi có con em là học sinh, sinh viên.
Đại dịch Covid-19 cũng là cơ hội để ngành giáo dục chuyển đổi số, đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học. Giáo viên, giảng viên tăng cường nghiên cứu và trang bị về công nghệ số, các công cụ dạy học trực tuyến, triển khai hoạt động.
"Do ảnh hưởng bởi môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, sự khát vọng, nhiều cha mẹ đã chọn chạy đua theo thành tích và bằng cấp. Lấy điều này làm thước đo của năng lực và giá trị con em mình mà quên rằng, ngoài những điều nêu trên thì phương diện về mặt đạo đức, giáo dục trẻ thành một người tử tế cũng rất quan trọng". |
Đồng thời, các em cũng có những trải nghiệm mới mẻ và thú vị với việc học trực tuyến, tiếp cận với những công cụ, phần mềm học và tương tác.
Qua đó, thể hiện quan điểm, cảm xúc tốt trên các lớp học trực tuyến điều mà ở lớp học trực tiếp ít diễn ra đối với học trò thiếu tự tin.
Qua đại dịch, người trẻ sẽ thấy rằng việc trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và thái độ là cực kỳ quan trọng. Khi người trẻ có kiến thức phong phú và kỹ năng đa dạng sẽ thích ứng tốt với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
Giáo dục cần tạo ra những con người luôn trong tâm thế thích nghi với mọi đổi thay của cuộc sống. Theo ông, hành trang của các bạn trẻ bây giờ cần có những gì?
Người trẻ cần trang bị cho bản thân về kỹ năng tự lập như tự chăm sóc bản thân, tự nấu ăn, kỹ năng tự học, nghiên cứu; kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ số, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xác lập mục tiêu, kế hoạch học tập.
Điều đặc biệt là sống biết yêu thương, dành thời gian cho bản thân, cho gia đình, những mối quan hệ và những người xung quanh.
Có thể nói, dịch Covid-19 cũng đã thay đổi hoàn toàn thị trường lao động. Vì thế, để không bị đào thải bởi quy luật tiến hóa, người trẻ cần phải hành động gì để thích nghi với môi trường mới?
Theo tôi, người trẻ cần nâng cấp bản thân mình mỗi ngày về kiến thức, kỹ năng và thái độ để có thể đứng vững trong thị trường lao động.
Người trẻ cần đầu tư cho bản thân những khoá học nâng cao hay những bậc học cao hơn trước đó, đầu tư về ngôn ngữ để có thể tự học, tự nghiên cứu những kiến thức mới của nước ngoài, kiến thức mới về phong cách làm việc chuyên nghiệp.
"Người trẻ cần làm chủ những phương diện trong cuộc sống của mình trước hết như học tập: học tới nơi tới chốn, làm chủ các mối quan hệ, làm chủ những kỹ năng tức phải thực hành thường xuyên để có được sự thuần thục, làm chủ cảm xúc của mình. Đặc biệt, làm chủ để hiểu những điều mình học, làm những điều mình hiểu”. |
Đồng thời, người trẻ trang bị về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả, quản lý cảm xúc, thiết lập và nuôi dưỡng các mối quan hệ, kỹ năng về sử dụng công nghệ số. Trách nhiệm, trung thực, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, lắng nghe, học hỏi không ngừng.
Một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống cũng như phát triển sự nghiệp đó là tâm thế làm chủ?
Muốn làm chủ trong cuộc sống và sự nghiệp, người trẻ cần phải hiểu về bản thân mình một cách rõ nét, tránh hiểu bản thân “nửa vời”, phải hiểu về điểm mạnh và chưa mạnh, xác định mục tiêu sống, tầm nhìn và sứ mạng bản thân.
Ngoài ra, người trẻ cần làm chủ những phương diện trong cuộc sống của mình trước hết như học tập: học tới nơi tới chốn, làm chủ các mối quan hệ “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, làm chủ những kỹ năng tức phải thực hành thường xuyên để có được sực thuần thục, làm chủ cảm xúc của mình. Đặc biệt, làm chủ “hiểu những điều mình học, làm những điều mình hiểu”.
Sự biến động không ngừng của thế giới buộc mỗi người phải thay đổi thế nào, phải học hỏi ra sao để nắm cơ hội mới cho chính mình?
Sự biến động không ngừng của thế giới buộc mỗi người phải thay đổi để nắm bắt cơ hội mới trong lĩnh vực.
Có những kinh nghiệm trong lĩnh vực trước đó là một điều quý giá để có thể làm việc tốt. Mỗi người trong chúng ta cần làm là nâng cấp bản thân không ngừng bằng những cuộc gặp gỡ với nhà chuyên môn, các khoá học, hội thảo. Đồng thời, học hỏi thêm các khía cạnh phương diện mới để có thể tiếp cận những sự thay đổi của thế giới.
Thực tế hiện nay, không ít phụ huynh vẫn chạy đua thành tích, bằng cấp và đo lường năng lực, giá trị của con em mình qua những thành tích đó thay vì chú trọng giáo dục trẻ trở thành người tử tế. Góc nhìn của ông về câu chuyện này?
Ngày nay, trong việc giáo dục không chỉ có nhà trường, xã hội, mà giáo dục gia đình là rất quan trọng. Do ảnh hưởng bởi môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, sự khát vọng, nhiều cha mẹ đã chọn chạy đua theo thành tích và bằng cấp. Lấy điều này làm thước đo của năng lực và giá trị con em mình mà quên rằng, ngoài những điều nêu trên thì phương diện về mặt đạo đức, giáo dục trẻ thành một người tử tế cũng rất quan trọng.
"Muốn làm chủ trong cuộc sống và sự nghiệp, người trẻ cần phải hiểu về bản thân mình một cách rõ nét, tránh hiểu bản thân 'nửa vời', phải hiểu về điểm mạnh và chưa mạnh, xác định mục tiêu sống, tầm nhìn và sứ mạng bản thân". |
Không thể trách những bậc làm cha làm mẹ, suy cho cùng phụ huynh cũng vì yêu thương nên mong muốn con mình có những thành tích và "hoa trái" trong học tập. Khi học tập kém, áp lực không chỉ người học mà còn là áp lực của chính người cha, người mẹ.
Áp lực trong những cuộc họp phụ huynh, tổng kết cuối năm, lĩnh thưởng hay không lĩnh thưởng là một phần không nhỏ tác động tới tâm lý phụ huynh và học sinh.
Vì vậy, sự thay đổi đồng bộ, cởi mở hơn từ phía người quản lý giáo dục, nhà trường, xã hội, cha mẹ là điều rất cần thiết. Hướng người học đến sự cởi mở, tự học, phát triển năng lực bản thân, sáng tạo, đồng thời giáo dục nhân bản, đạo đức lồng ghép trong quá trình học tập.
Điều này sẽ dễ dàng hơn khi các nhà quản lý giáo dục và chuyên gia giáo dục cùng ngồi lại để nghiên cứu và bàn luận, đưa ra các hướng giải pháp phù hợp và hiệu quả.
| Thêm nhiều địa phương lùi thời gian học trực tiếp do dịch Covid-19 phức tạp Theo Bộ GD&ĐT, tính đến hết ngày 21/2, có 6 tỉnh thành phố tiếp tục lùi thời gian học trực tiếp do tình hình dịch ... |
| Chuyên gia y tế: Phải áp dụng sớm nhất giải pháp công nghệ trong quản lý dịch Covid-19 'Phải áp dụng sớm nhất giải pháp công nghệ trong quản lý dịch Covid-19 thống nhất ở tất cả các tuyến. Nếu tỉnh nào làm ... |