Người nước ngoài tại Việt Nam kỳ vọng đất nước khởi sắc sau Đại hội XIII

Bảo Chi
TGVN. Đại hội XIII của Đảng là một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Không chỉ người dân Việt Nam mà những người nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hà Nội tưng bừng cờ hoa chào đón Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội tưng bừng cờ hoa chào đón Đại hội XIII của Đảng.

Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam để tìm hiểu cảm nhận của họ về sự kiện trọng đại của đất nước. Từ vị trí những người khách đến Việt Nam, họ đã chia sẻ sự quan tâm và kỳ vọng của mình về một Việt Nam khởi sắc hơn.

Sự kiện chính trị quan trọng

Đại hội Đảng sẽ thông qua những định hướng lớn cho hoạt động của Nhà nước trong những năm tới trên tất cả mọi phương diện như kinh tế, xã hội, môi trường, giáo dục, quốc phòng; là một thời điểm quan trọng trong đời sống chính trị của Việt Nam, thu hút được sự quan tâm đặc biệt kể từ phía các đối tác của Việt Nam, trong đó có Pháp.

Đại sứ Pháp Nicolas Warnery cho biết ông rất quan tâm tới sự kiện chính trị quan trọng này và khẳng định Pháp sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam thông qua trao đổi mậu dịch, đầu tư và viện trợ phát triển.

Đại sứ Pháp Nicolas Warnery khẳng định Pháp sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam thông qua trao đổi mậu dịch, đầu tư và viện trợ phát triển. (Ảnh: NVCC)
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. (Ảnh: NVCC)

“Pháp đã và luôn đồng hành cùng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Tuyến tàu điện ngầm số 3 tại Hà Nội với nguồn vốn chủ yếu từ Pháp và có sự tham gia của doanh nghiệp hàng đầu của Pháp bên cạnh các đối tác Việt Nam là một ví dụ rõ nét,” ông nói.

Những ngày gần đây, anh Scott Johnson, 34 tuổi, chuyên gia tư vấn kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, chăm chú theo dõi tình hình bầu cử Tổng thống tại Mỹ, quê hương anh. Cùng lúc đó, tại Việt Nam, anh cũng nhận thấy phố phường được trang trí thêm nhiều biểu ngữ, cờ hoa, để chào mừng sự kiện rất quan trọng của Việt Nam - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Scott đã sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh 3 năm. Anh thấy thú vị khi cùng những người bạn Việt Nam bàn luận sôi nổi về Đại hội Đảng và bầu cử Tổng thống Mỹ, dù thể chế chính trị của hai quốc gia hoàn toàn khác nhau, nhưng sự quan tâm của người dân thì ở đâu cũng như vậy.

Tại Hà Nội, chị Vanessa M, biên tập viên người Pháp đã sống tại Việt Nam 10 năm, cũng thấy rất nhiều thông tin về Đại hội Đảng đăng tải trên báo chí và đài truyền hình.

“Tôi nhận thấy người dân Việt Nam rất quan tâm đến sự kiện quan trọng này. Nhiều sự kiện văn hóa diễn ra để chào mừng Đại hội Đảng như hội thảo, triển lãm, chiếu phim và biểu diễn nghệ thuật. Đây là cơ hội để chúng tôi có thể hiểu hơn về lịch sử và văn hóa Việt Nam cũng như thưởng thức nghệ thuật. Đặc biệt là dịp Tết sắp đến gần, những sự kiện văn hóa như vậy góp phần làm cho mọi người thêm phấn chấn. Tôi thường nghe mọi người nói cụm từ ‘mừng Đảng, mừng Xuân,’ quả là rất phù hợp trong những ngày này,” chị Vanessa cho biết.

Việt Nam đặc biệt thành công trong kiểm soát dịch Covid-19

Tất cả những người nước ngoài đang sống tại Việt Nam đều cảm thấy biết ơn Đảng và Nhà nước đã kiểm soát dịch bệnh vô cùng hiệu quả.

Bà Trish Thompson, một Phật tử người Mỹ, đến Việt Nam lần đầu năm 2015 với tăng đoàn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Hiện bà là giáo viên dạy tiếng Pháp ở Đà Nẵng. Bà quyết định ở lại Việt Nam bởi bà yêu quý người dân nơi đây, bởi ánh mắt người dân Việt Nam luôn ánh lên sự ấm áp và thân thiện. Tình người và sự đoàn kết càng thể hiện rõ hơn trong hoàn cảnh khó khăn như dịch bệnh Covid-19 vừa qua.

“Tôi rất ấn tượng khi thấy Chính phủ và ngành y tế ứng phó với cuộc khủng hoảng này. Tôi rất tin tưởng vào khả năng chuyên môn của các bác sỹ và nhân viên y tế. Tôi vô cùng hạnh phúc và may mắn khi được sống ở đây.

“Có ba điều ở người Việt khiến tôi trân trọng nhất: Lòng thành kính đối với tổ tiên và nguồn gốc của mình; sức mạnh của những người phụ nữ Việt Nam; sự đoàn kết và ý chí toàn dân. Tôi luôn thấy mọi người lạc quan và tràn đầy động lực vượt qua thử thách, dịch bệnh vừa qua là minh chứng rõ ràng nhất cho đức tính này”, bà xúc động nói.

Bà Trish Thompson hiện đang sống tại Đà Nẵng. (Ảnh: NVCC)
Bà Trish Thompson hiện đang sống tại Đà Nẵng. (Ảnh: NVCC)

Cũng như nhiều người nước ngoài khác, nhà báo Peter Cowan không thể về thăm gia đình tại Anh do dịch Covid-19 nhưng anh cảm thấy may mắn vì mình được sống ở đây vào thời điểm này, đặc biệt là khi anh được biết về những gì đã xảy ra ở Vương quốc Anh và Ireland.

“Tôi vẫn thường nói với mọi người rằng Chính phủ, các bác sỹ và cả những người dân bình thường đã làm mọi cách để chống lại đại dịch. Lúc đầu, tôi không có ý định ở Việt Nam lâu đến vậy nhưng rồi tôi cảm thấy không có lý do gì để rời đi. Tôi không có gì để phàn nàn, có một cuộc sống an toàn, thoải mái, vẫn được làm công việc của mình, trong khi nhiều người trên thế giới và ở Việt Nam đã không được may mắn như vậy,” anh Peter chia sẻ.

Giai đoạn giãn cách xã hội vừa qua, nhà văn đến từ Canada Jean Turcotte cho biết ông ở yên trong căn hộ của mình tại thành phố Hồ Chí Minh và không cảm thấy có gì không thoải mái. Ông Jean hoàn toàn lạc quan và tin tưởng vào Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch.

“Tôi đồng tình với các nhà chức trách Việt Nam rằng quyền lợi của tập thể phải được ưu tiên hơn các quyền tự do cá nhân, nên tôi hoàn toàn chấp hành các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Có người có thể thấy không thoải mái, nhưng chỉ cần nhìn vào những kết quả tuyệt vời từ công tác phòng chống dịch, chúng ta có thể nhận ra rằng Nhà nước Việt Nam đã làm hoàn toàn đúng. Tôi xin được chúc mừng người dân Việt Nam vì thành quả này,” ông nói.

Nhiều kỳ vọng về cải cách chính sách

Nhiều người nước ngoài cho hay tuy không hiểu biết nhiều về chính trị, nhưng họ ý thức được rằng diễn ra 5 năm một lần, đại hội Đảng là một sự kiện rất quan trọng đối với chính trị, xã hội Việt Nam.

Anh Scott cho rằng Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Trong 3 năm sống tại thành phố Hồ Chí Minh, anh nhận thấy rõ sự phát triển về cơ sở hạ tầng tại thành phố này.

“Tôi thấy chính trị Việt Nam ổn định, thống nhất, không có sự cạnh tranh công khai như ở Mỹ. Tôi cũng được biết rằng Đại hội Đảng sẽ lựa chọn ra đội ngũ lãnh đạo mới của đất nước trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Mong rằng họ sẽ tiếp tục đoàn kết giữ vững ổn định và phát triển kinh tế, đặc biệt là việc ngăn chặn Covid-19,” anh bày tỏ.

“Về phần mình, tôi chỉ có một nguyện vọng rằng sau này, chính sách visa cho người nước ngoài sẽ được cải thiện. Do dịch bệnh nên chúng tôi được tự động gia hạn visa, nếu không thì cứ cách 3 năm chúng tôi phải làm rất nhiều thủ tục xin visa để tiếp tục sinh sống tại Việt Nam. Ngoài ra, tôi cũng hy vọng quan hệ song phương và hợp tác quốc tế của Việt Nam và các quốc gia khác cũng sẽ ngày càng khởi sắc,” anh nói.

Bà Suzanne Lecht, một chuyên gia về nghệ thuật. (Ảnh: NVCC)
Bà Suzanne Lecht, một chuyên gia về nghệ thuật. (Ảnh: NVCC)

Trong khi đó, nhà báo Peter Cowan lại bày tỏ đại hội Đảng lần này là sự kiện được báo chí quốc tế vô cùng quan tâm, bởi sự thay đổi về bộ máy lãnh đạo đất nước có tác động to lớn tới người dân cũng như chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia.

“Tôi mong đợi các nhà lãnh đạo mới sẽ tiếp tục đoàn kết và đi theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam giống như những người tiền nhiệm,” nhà báo Peter Cowan nói.

Sống ở Việt Nam từ năm 1994, bà Suzanne Lecht, một chuyên gia về mỹ thuật, cho biết bà cũng rất hào hứng theo dõi Đại hội Đảng và chứng kiến sự đổi thay trên đất nước mà bà yêu quý.

“Tôi luôn muốn thấy sự thay đổi tích cực nhằm giải quyết tất cả các vấn đề và thách thức quan trọng mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay như tham nhũng, biến đổi khí hậu, hợp tác kinh tế quốc tế, môi trường, dịch vụ công, giáo dục, y tế,… Tôi hy vọng rằng những người lãnh đạo mới được lựa chọn sau Đại hội sẽ làm điều đúng đắn vì lợi ích của tất cả người dân,” bà Suzanne bày tỏ.

Đại sứ Pháp Nicolas Warnery kỳ vọng rằng Đại hội Đảng sẽ vạch ra con đường phục hồi kinh tế gắn với phát triển bền vững, sau đó là tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế giới.

“Việt Nam đã có được một giai đoạn phát triển đặc biệt khiến cả nước thay da đổi thịt từ thành thị đến nông thôn và điều này có thể nhận thấy trong từng gia đình người Việt. Để tiếp tục đà phát triển này, chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng bền vững phục vụ giao thông đô thị, hàng không, sản xuất điện, nước sạch…,” Đại sứ cho biết.

“Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu mà chúng ta phải cùng nhau vượt qua. Chính quyền mới tại Mỹ cũng vừa tuyên bố sẽ quay trở lại Hiệp định Paris. Tôi vui mừng nhận thấy rằng chủ đề này cũng được đề cập trong dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội,” Đại sứ nói thêm.

TIN LIÊN QUAN
Đại sứ Lào: Kết quả Đại hội XIII sẽ tác động tích cực đến kinh tế - xã hội Việt Nam
Trưng bày ảnh: “Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh" chào mừng Đại hội XIII
Sẽ có 1.587 đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng
Đại hội XIII của Đảng: Công tác chuẩn bị nhân sự thận trọng, kỹ lưỡng, thống nhất cao
Khai trương Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội XIII của Đảng
(theo TTXVN)

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024 Toyota Hilux đội sổ với danh số bết bát không có chiếc nào được bán ra, xếp ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động