Theo Nielsen, có được kết quả khả quan này là do tốc độ tăng trưởng lạc quan của GDP trong nhiều tháng liên tục, đi kèm với sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài và thu nhập hộ gia đình, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Việt Nam hiện đứng sau các nước Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Mỹ về mức độ lạc quan.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng người dân ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có xu hướng tiết kiệm cao nhất toàn cầu. 66% người Việt để dành tiền vào tiết kiệm. Tiếp sau đó là Philippines (69%), Thái Lan và Indonesia (68%), Singapore (67%). Tỉ lệ này ở qui mô toàn cầu là 52%. Cùng với xu hướng tiết kiệm, người tiêu dùng tại Việt Nam tiếp tục sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào các khoản mục lớn để nâng cấp chất lượng cuộc sống của mình.
Người Việt đã lạc quan và tự tin hơn nhờ triển vọng kinh tế sáng sủa. (Nguồn: Báo Người tiêu dùng) |
Cũng theo Nielsen, sau khi chi trả cho các phí sinh hoạt thiết yếu, người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi tiêu cho du lịch (44%), mua sắm quần áo mới (44%), các sản phẩm công nghệ mới (44%), sửa chữa nhà cửa (37%) và các dịch vụ giải trí bên ngoài (38%). Báo cáo cũng cho thấy 28% người tiêu dùng Việt Nam đã mua các gói bảo hiểm y tế cao cấp trong quý vừa qua.
Trong quý này, 5 mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ nguyên so với quý trước. Sự ổn định về công việc tiếp tục dẫn đầu danh sách các mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam (41%). Tiếp theo là sức khỏe (37%), sự cân bằng công việc/cuộc sống (27%), nền kinh tế (22%) và phúc lợi và hạnh phúc của bố mẹ (17%).