Nguồn cung khí đốt từ Nga bấp bênh, châu Âu đã tìm ra cách nhanh và rẻ nhất?

Việt An
Tiết kiệm đang được xác định là công cụ quan trọng trong các chính sách trước mắt nhằm tái thiết ngành năng lượng EU, trong bối cảnh khối phải vật lộn với giá khí đốt tăng vọt và nguồn cung bấp bênh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Nguồn: The Aussie Flashpacker)
Mùa Đông sắp đến, kéo theo các cuộc vận động lớn để tích trữ khí đốt bắt đầu ở châu Âu. (Nguồn: The Aussie Flashpacker)

Thời gian qua, giá khí đốt tăng với tốc độ chưa từng có bởi các quốc gia trên thế giới gỡ bỏ các biện pháp “bế quan tỏa cảng” liên quan đến đại dịch Covid-19 và sự bùng bổ của xung đột ở Ukraine.

Theo chuyên gia Sylviane Delcuve, nhà kinh tế cấp cao tại ngân hàng BNP, từ đầu năm đến nay, giá khí đốt tăng khoảng từ 3 đến 18 lần so với trước đây.

Châu Âu phải trả giá đắt

Châu Âu đang phải trả một cái giá đắt khi phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga.

Kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, một cuộc chạy đua để thay thế khí đốt Moscow đã diễn ra.

Xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ đã được chuyển hướng từ châu Á sang châu Âu. Hiện tại, gần 3/4 lượng LNG mà Mỹ xuất khẩu được dành cho châu Âu, so với mức chỉ 1/3 vào năm 2021. Phần còn lại đến từ nơi khác, đặc biệt là Nga.

Việc giá khí đốt tăng cao sẽ tác động rất lớn đến sức mua của các hộ gia đình vốn lựa chọn sưởi ấm bằng nhiên liệu này. Điều đáng lo ngại hơn nữa là không ai có thể đánh giá chính xác tác động này vì rất ít người có thể theo dõi mức tiêu thụ thực tế hàng ngày.

Ở Bỉ, việc ghi chỉ số đồng hồ hàng năm sẽ được thực hiện vào mùa Xuân và chỉ khi đó hóa đơn mới được xuất ra. Điều này được ví như “thanh gươm của Damocles” trong thời kỳ lạm phát phi mã và sức mua giảm.

Nhiều hộ gia đình đã không khỏi ngạc nhiên khi họ nhìn thấy tờ hóa đơn tiêu thụ khí đốt của năm 2021, được thông báo vào tháng 4/2022 và khoản dự kiến hàng tháng mới mà các nhà cung cấp sẽ áp dụng trong 12 tháng tới.

Khoản dự kiến này tăng và đôi khi gần bằng số tiền thuê nhà hoặc khoản thanh toán thế chấp hàng tháng của họ. Đó là một cú sốc thực sự, đôi khi khó vượt qua đối với một số người.

Không chỉ thế, khủng hoảng năng lượng đã lan sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế, khiến chi phí nhà máy tăng cao và đe dọa đẩy một số nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái.

Nỗi lo lạm phát cũng như giá năng lượng tăng phi mã cũng khiến mỗi thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) tức tốc lao vào cuộc chạy đua tiết kiệm năng lượng theo cách riêng.

Tây Ban Nha, Pháp, Italy kêu gọi nâng cao ý thức người dân về tiết kiệm năng lượng, khuyến khích công chúng áp dụng hiệu quả những quy định liên quan tới giới hạn nhiệt độ làm mát đối với hệ thống điều hòa trong các tòa nhà công cộng, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, các tụ điểm thương mại không còn được chiếu sáng sau 22h…

Còn tại Thụy Sỹ, quốc gia này đang cấm các phương tiện cá nhân lưu thông vào chủ nhật, trong khi Đức ngừng chiếu sáng các tượng đài vào ban đêm, bao gồm cả tòa thị chính và nhà hát Opera quốc gia Berlin.

Tiết kiệm năng lượng - cách nhanh và rẻ nhất

Canh cánh nỗi lo Nga sẽ "vũ khí hóa" khí đốt tự nhiên, nên ngay trong giai đoạn cao điểm của những ngày nắng nóng kỷ lục đang diễn ra, các nhà lãnh đạo châu Âu đã lo tính đến "chiếc áo ấm" cho mùa Đông sắp tới.

Mùa Đông sắp đến, kéo theo các cuộc vận động lớn để tích trữ khí đốt bắt đầu ở châu Âu.

Tin liên quan

Nguồn cung năng lượng châu Âu lại

Nguồn cung năng lượng châu Âu lại 'gặp nạn', vấn đề không phải từ Nga?

Kể từ ngày 9/8, thỏa thuận được ký kết vào cuối tháng 7/2022 bởi 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) về việc tự nguyện giảm lượng tiêu thụ khí đốt, chính thức có hiệu lực. Việc giảm tiêu thụ ngay lập tức ở châu Âu nhằm giúp các quốc gia đẩy nhanh việc lấp đầy các kho dự trữ khí đốt của họ trước mùa Đông.

Trong một tuyên bố, Hội đồng châu Âu cho biết, mục tiêu của việc giảm nhu cầu khí đốt là đạt được mức tiết kiệm trước mùa Đông để chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung khí đốt có thể xảy ra từ Nga.

Văn bản quy định rằng mỗi quốc gia thành viên "làm mọi thứ có thể" để giảm trong khoảng thời gian từ ngày 1/8/2022 đến ngày 31/3/2023 lượng tiêu thụ khí đốt của mình ít nhất 15% so với mức trung bình của 5 năm qua trong cùng thời kỳ.

Để cho phép theo dõi chính xác, mỗi quốc gia sẽ phải "cập nhật kế hoạch khẩn cấp quốc gia” chậm nhất vào ngày 31/10/2022.

Trong trường hợp xảy ra "nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng", Hội đồng châu Âu, Cơ quan đại diện cho các quốc gia thành viên, theo đề nghị của Ủy ban châu Âu (EC), có thể tuyên bố tình trạng cảnh báo. Cơ chế này sau đó sẽ mang tính ràng buộc với mức giảm 15%. Các trường hợp ngoại lệ được xem xét.

Theo EC, tiết kiệm năng lượng vẫn là cách nhanh nhất và rẻ nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay và tất nhiên là giảm cả hóa đơn tiền điện.

Trong bài phát biểu công bố kế hoạch REPowerEU, Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans đã đề xuất các hành động mà mọi người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm mức tiêu thụ năng lượng của mình, như “sưởi ấm ít hơn một chút hoặc trì hoãn thời gian bật điều hòa”.

Tiết kiệm năng lượng rõ ràng đang được xác định là công cụ quan trọng trong các chính sách trước mắt nhằm tái thiết ngành năng lượng EU.

Hiện tại, EU không có nhiều giải pháp và đang đứng trước sức ép về thời gian khi phải bù đắp nguồn cung năng lượng thiếu hụt rất lớn trước mùa Đông sắp tới, trong khi việc tìm kiếm các nguồn cung thay thế sẽ còn mất thêm nhiều thời gian, không dễ gì triển khai trong một sớm một chiều.

Đức dốc sức tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế Nga

Đức dốc sức tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế Nga

Công ty Uniper của Đức đã chuẩn bị cho việc đổi khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Woodside của Australia lấy khí đốt ...

Xung đột Nga-Ukraine: Không phải thuốc súng, bẫy 'no đủ' mới là thử thách sự gắn kết của châu Âu

Xung đột Nga-Ukraine: Không phải thuốc súng, bẫy 'no đủ' mới là thử thách sự gắn kết của châu Âu

Nga đang thử thách sự gắn kết của châu Âu bằng khí đốt và ngũ cốc. Xung đột Nga-Ukraine không chỉ diễn ra trên chiến ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động