Mỹ có thể vỡ nợ sau ngày 1/6. Chuyên gia nhận định, Mỹ có thể vĩnh viễn mất đặc quyền kinh tế của mình và khả năng ảnh hưởng đến các vấn đề toàn cầu nếu vỡ nợ. (Nguồn: Sohu) |
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen cảnh báo rằng, nước này có thể vỡ nợ vào đầu tháng 6 tới. Trong khi đó, các cuộc đàm phán ngày 9/5 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện MacCarthy về tăng trần nợ chưa mang lại kết quả.
Bảy hậu quả
Áp lực cực độ xung quanh trần nợ của lưỡng đảng Mỹ hiện đã trở thành một trạng thái bình thường. Trong những năm gần đây, việc đạt được thỏa thuận giữa hai đảng về tăng trần nợ ngày càng khó khăn hơn.
Mỹ bù đắp thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang bằng cách phát hành trái phiếu, với trần nợ là một hạn chế mà Quốc hội áp đặt đối với chính phủ liên bang có thể vay tiền để thanh toán các hóa đơn.
Khi đạt đến trần nợ có nghĩa là Bộ Tài chính Mỹ đã cạn kiệt các khoản vay, trong khi việc tăng trần nợ cho phép Chính phủ liên bang tiếp tục phát hành trái phiếu Kho bạc để "vay mới trả cũ".
Trần nợ hiện tại của Mỹ là khoảng 31.400 tỷ USD. Tháng 1/2023, mức trần này đã bị phá vỡ khi Bộ Tài chính Mỹ thực hiện một "biện pháp bất thường" để tránh vỡ nợ.
Bà Yellen cảnh báo rằng, nếu Quốc hội không thể ban hành luật để tăng trần nợ, Mỹ sẽ một lần nữa rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Một cựu quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trên chuyên mục Lampel của tờ Washington Post bình luận: "Nếu Mỹ vỡ nợ, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? - Ngày tận thế tài chính".
Bài báo trích dẫn phân tích của một số chuyên gia nói rằng, có bảy loại hậu quả có thể xảy ra nếu Mỹ vỡ nợ. Đó là: Trái phiếu Kho bạc Mỹ mất giá; lãi suất cho vay của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ Mỹ tăng lên; các nhà đầu tư toàn cầu có thể bán tháo tài sản được định giá bằng USD; đồng USD có thể mất giá trên thị trường ngoại hối; thị trường chứng khoán lao dốc; cơ sở hạ tầng hỗ trợ hệ thống tài chính có thể bị quá tải và sụp đổ.
Nhiều chuyên gia nhận thấy, đây là những hậu quả ngắn hạn từ việc Mỹ vỡ nợ. Còn về lâu dài, Mỹ có thể vĩnh viễn mất đặc quyền kinh tế của mình và khả năng ảnh hưởng đến các vấn đề toàn cầu.
Các nhà phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody dự đoán, nếu hai đảng khó đạt được thỏa thuận về việc tăng trần nợ trong một thời gian dài, giá cổ phiếu Mỹ sẽ giảm gần 1/5, nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp hơn 4% và hơn 7 triệu việc làm sẽ bị mất.
Ngoài ra, ông Druken Miller, chiến lược gia trưởng của Soros nhận định, gánh nặng nợ nần của Mỹ bây giờ không bao gồm các chi phí phúc lợi trong tương lai, và nếu bao gồm các chi phí này, gánh nặng nợ thực tế của Mỹ có thể gần 200.000 tỷ USD.
Khởi đầu của khủng hoảng tài chính?
Cuộc khủng hoảng trần nợ của Mỹ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến sự ổn định của ngành ngân hàng nước này. Sau khi phá sản các ngân hàng ở Thung lũng Silicon, bà Yellen cảnh báo, việc chính phủ Mỹ phá vỡ trần nợ sẽ "tàn phá hoàn toàn" ngành ngân hàng.
Một số chuyên gia nói rằng Mỹ càng gần với vỡ nợ tiềm năng, thị trường tài chính càng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Cảnh báo Mỹ vỡ nợ: Bộ Tài chính và Fed 'bó tay', điều gì sẽ đến sau ngày 1/6? |
Tin liên quan |
Giới phân tích nhận định, nếu Quốc hội không ban hành luật để tăng trần nợ hoặc các nhà đầu tư lo ngại rằng Mỹ có thể vỡ nợ, lãi suất trái phiếu Mỹ có thể tăng.
Điều này sẽ làm giảm giá trị của trái phiếu chưa thanh toán, tiếp tục làm giảm giá trị dự trữ vốn của các ngân hàng nắm giữ trái phiếu này và làm cho nó khó khăn hơn để trả tiền cho người gửi tiền, dẫn đến sự sụp đổ của một số ngân hàng.
Trên thực tế, tác động của sự sụp đổ liên tiếp của một số ngân hàng khu vực ở Mỹ vẫn tiếp diễn và nhiều chuyên gia lo ngại, đây sẽ là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Một nghiên cứu gần đây được công bố bởi Viện Hoover tại Đại học Stanford cho thấy, do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tăng lãi suất triệt để của Fed, hơn 2.300 trong số hơn 4.700 ngân hàng ở Mỹ có thể đang ở trong tình trạng không có khả năng trả nợ và phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về khả năng thanh toán.
4 nhà kinh tế học từ các trường đại học như Đại học Nam California và Đại học Northwestern gần đây đã công bố một báo cáo cho hay, nhiều ngân hàng ở Mỹ, giống như các ngân hàng Silicon Valley Bank, giữ một lượng lớn tiền không được bảo hiểm, và nếu một nửa số người gửi tiền quyết định rút tiền không được bảo hiểm của họ, 186 ngân hàng trên khắp Mỹ có thể bị phá sản.
Các ngân hàng vừa và nhỏ có thể trở thành "nhóm dễ bị tổn thương" trong cuộc khủng hoảng ngân hàng lần này ở Mỹ.
Nhiều chuyên gia tài chính lo ngại, các ngân hàng như vậy có thể liên tiếp sụp đổ, gặp phải "xoắn ốc tử thần" hoặc bước vào "chu kỳ xui xẻo". Sau sự sụp đổ của các ngân hàng khu vực, giá cổ phiếu của các ngân hàng vừa và nhỏ của Mỹ đã giảm và dòng tiền gửi chảy ra ngoài.
Dữ liệu cho thấy, các ngân hàng nhỏ đã mất 108 tỷ USD tiền gửi trong tuần sau khi các ngân hàng ở Thung lũng Silicon sụp đổ, trong khi 25 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã tăng tổng số tiền dự trữ của họ lên 120 tỷ USD.
Các ngân hàng vừa và nhỏ có thể liên tiếp sụp đổ, gặp phải "xoắn ốc tử thần" hoặc bước vào "chu kỳ xui xẻo". |
Nền kinh tế "dính đòn"
Cuộc khủng hoảng mà các tổ chức tài chính thương mại Mỹ, đặc biệt là các ngân hàng vừa và nhỏ, phải đối mặt có thể có tác động lớn đến nền kinh tế Mỹ.
Ông Tống Khoa, Phó Giám đốc Viện Tiền tệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết theo thống kê của Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ, tính đến cuối năm 2022, có 4.706 ngân hàng ở Mỹ, trong đó có 4 ngân hàng có tài sản nghìn tỷ USD trở lên (JPMorgan Chase, Bank of America, Citibank và Wells), chiếm khoảng 40% tổng tài sản của ngành ngân hàng Mỹ.
Trong khi các ngân hàng vừa và nhỏ (các ngân hàng có tổng tài sản dưới 250 tỷ USD) là 4.693, chiếm khoảng 45%. Các ngân hàng vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, đảm nhận khoảng 60% các khoản vay nhà ở của Mỹ và khoảng 80% các khoản vay bất động sản thương mại.
Nếu các ngân hàng này phải đối mặt với "xoắn ốc tử thần", sự phát triển kinh tế của Mỹ và sự tồn tại của các công ty công nghệ cao sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
Goldman Sachs hồi tháng 3/2023 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2023 xuống còn 1,2% (giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó), do sự mở rộng phạm vi bất ổn của hệ thống tài chính và sự thu hẹp khả năng cho vay của các ngân hàng vừa và nhỏ.
| Ngày 10/5, Tổng thống Joe Biden cảnh báo, nếu Mỹ vỡ nợ, cả thế giới sẽ gặp rắc rối với những cuộc khủng hoảng. |
| Mỹ: G7 lo hành vi 'ép buộc kinh tế' của Trung Quốc, Washington vỡ nợ sẽ gây suy thoái toàn cầu Ngày 11/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, nhiều thành viên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế ... |
| Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/5. |
| Chuyên gia Trung Quốc: 'Cuộc chiến' trần nợ ở Mỹ tạo thời cơ truất quyền bá chủ của đồng USD "Cuộc chiến đảng phái" về vấn đề trần nợ ở Mỹ có thể mang lại một số cơ hội tốt cho quá trình phi USD ... |
| Cảnh báo Mỹ vỡ nợ: IMF nói hậu quả rất nghiêm trọng, Nhà Trắng bất ngờ hoãn họp Ngày 11/5, phát ngôn viên IMF Julie Kozack ngày 11/5 nói rằng, Mỹ vỡ nợ có thể kéo theo lãi suất vay cao hơn và ... |