EU đang ráo riết thúc đẩy giải quyết căng thẳng Serbia-Kosovo. (Nguồn: Shutter Stock) |
Theo nhà ngoại giao người Serbia, đề xuất của hai quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải là tối hậu thư yêu cầu công nhận nền độc lập của Kosovo.
Ông Jovanovic lưu ý: "Tối hậu thư này được cho là lập trường của toàn EU. Điều đó không thay đổi bản chất rằng, dư luận Serbia coi đây là 'khuôn khổ đàm phán mới của EU do Mỹ hậu thuẫn".
Tuy nhiên, theo ông, đề xuất trên "không phải là chìa khóa cho hòa bình, ổn định và tiến bộ của bất kỳ khu vực, quốc gia nào, hay thậm chí toàn châu Âu" mà là kế hoạch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chuẩn bị cho Balkan trở thành vị trí chiến lược đối phó Nga và Trung Quốc.
Hồi tháng 1, các đặc phái viên của EU, Mỹ, Đức, Pháp và Italy đã gặp các nhà lãnh đạo Serbia và Kosovo nhằm cố gắng thuyết phục họ ký thỏa thuận 11 điểm để xoa dịu căng thẳng kéo dài kể từ cuộc xung đột 1998-1999.
Kosovo và Serbia nhận được cảnh báo rằng, họ cần chấp nhận kế hoạch trên hoặc đối mặt với hậu quả từ EU và Mỹ.
Đầu tháng 2, lãnh đạo Kosovo Albin Kurti viết trên mạng xã hội Twitter: "Chúng tôi chấp nhận đề xuất của EU về bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia, coi đó là cơ sở tốt cho việc thảo luận thêm và một nền tảng vững chắc để tiến về phía trước".
Trong khi đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tuyên bố, nước này cần tiếp tục các cuộc đàm phán với Kosovo về bình thường hoá quan hệ theo kế hoạch trên để theo đuổi con đường trở thành thành viên EU bởi đây là "mối quan tâm sống còn đối với Serbia".
Theo kế hoạch 11 điểm, Serbia và Kosovo sẽ mở văn phòng đại diện ở hai bên lãnh thổ của nhau và cùng làm việc để giải quyết các vấn đề tồn tại. Serbia sẽ không bắt buộc phải công nhận độc lập của Kosovo, nhưng sẽ phải dừng vận động hành lang chống lại tư cách thành viên của Kosovo trong các tổ chức quốc tế.
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008. Trong những năm qua, hai bên đã tiến hành các cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ dưới sự hoà giải của EU. Đàm phán thành công được coi là chìa khoá để Serbia và Kosovo gia nhập EU.
| Hội nghị G20 không ra được tuyên bố chung, Nga cáo buộc 'tập thể đối đầu' về tình hình Ukraine Ngày 26/2, Nga cáo buộc, cách tiếp cận "đối đầu" của một tập thể nhằm vào Moscow liên quan tình hình Ukraine khiến hội nghị ... |
| Căng thẳng Serbia-Kosovo: EU dùng chiêu bài 'sống còn', Kosovo đồng ý, sức ép mạnh chứng tỏ hiệu quả lớn? Ngày 6/2, nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti cho biết đã chấp nhận kế hoạch do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất nhằm bình ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (20-26/2): Nga nói buộc phải 'đẩy mối đe dọa khỏi biên giới', ông Biden và chuyến thăm quan trọng nhất lịch sử quan hệ Ukraine-Mỹ Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Mỹ Biden bất ngờ tới Kiev, ông Putin đọc thông điệp liên bang, tố phương Tây từ chối đề xuất, ... |
| Căng thẳng Israel-Palestine: Hai 'đương sự' cùng ký cam kết để tìm lại bình yên, Mỹ hoan nghênh, Nga tỏ lòng Ngày 26/2, tại cảng Aqaba (Jordan) bên bờ Biển Đỏ, giới chức Israel và Palestine bắt đầu thảo luận tìm cách khôi phục sự yên ... |
| Bờ Tây chứng kiến cảnh bạo lực mới giữa lúc Israel-Palestine họp kín tìm hòa bình Xung đột ở Bờ Tây giữa người Israel và Palestine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngay cả khi phái đoàn hai nước đã tiến ... |