TIN LIÊN QUAN | |
Nhật Bản, Mỹ tiếp tục phối hợp trong vấn đề Triều Tiên | |
Mỹ để ngỏ khả năng đơn phương giải quyết vấn đề Triều Tiên |
Ngày 13/12, một ngày sau khi ông Tillerson nêu đề xuất trên, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính sách của nước này đối với Triều Tiên "không hề thay đổi".
Trước đó, cũng trong ngày 13/12, Nhà Trắng cũng đã bác bỏ đề xuất của Ngoại trưởng Tillerson, khẳng định Washington sẽ không đàm phán với Bình Nhưỡng trừ phi nước này thay đổi cách hành xử của mình.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phát biểu về việc sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên, ngày 12/12, tại Washington. (Nguồn: Reuters) |
Trong tuyên bố mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định nước này sẽ sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên "vào thời điểm thích hợp", nhưng hiện điều này chưa thể diễn ra vì Bình Nhưỡng không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào về việc họ sẵn sàng ngừng hoạt động thử tên lửa và hạt nhân.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nêu rõ, trước tiên phải có một "giai đoạn tĩnh lặng", trong đó Bình Nhưỡng dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, sau đó mới có thể diễn ra bất cứ cuộc đàm phán nào. Bà nhấn mạnh, Ngoại trưởng Tillerson "không tạo ra một chính sách mới, chính sách của chúng tôi vẫn như cũ. Chúng tôi duy trì kênh đối thoại khi Triều Tiên sẵn sàng đối thoại một cách nghiêm túc về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên".
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Bộ này và Nhà Trắng đồng quan điểm về vấn đề Triều Tiên.
Trong một phản ứng tương tự trước đó cùng ngày, Nhà Trắng đã bác bỏ đề xuất của Ngoại trưởng Tillerson về việc đàm phán không điều kiện với Triều Tiên, khẳng định Washington sẽ không đàm phán với Bình Nhưỡng trừ phi nước này thay đổi cách hành xử của mình.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) Nhà Trắng khẳng định chính quyền Tổng thống Donald Trump "nhất trí nhấn mạnh rằng bất kì đàm phán nào với Triều Tiên sẽ cần phải đợi cho đến khi Bình Nhưỡng cải thiện về cơ bản cách hành xử của mình". Theo đó, chính sách về Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Trump là không thay đổi.
Người Phát ngôn NSC cũng tái khẳng định Mỹ để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên, với mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, song Bình Nhưỡng "trước hết cần ngừng khiêu khích cũng như có các hành động chân thành đối với tiến trình phi hạt nhân hóa".
Ngày 12/12, phát biểu tại một sự kiện, Ngoại trưởng Tillerson khẳng định "chúng tôi sẵn sàng đàm phán bất kì lúc nào Triều Tiên muốn đối thoại, và chúng tôi sẵn sàng có cuộc gặp đầu tiên mà không có bất kì điều kiện tiên quyết nào", ám chỉ không cần việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tuyên bố của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã được nhiều nhà phân tích xem là dấu hiệu về một sự chuyển hướng trong chính sách nhất quán của Mỹ với Triều Tiên. Ngoại trưởng Tillerson cũng đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của nỗ lực đối thoại và ngoại giao với Triều Tiên, thậm chí ngay cả khi Tổng thống Trump đã khẳng định thời điểm để đối thoại với Bình Nhưỡng đã qua.
Tổng thống Mỹ kỳ vọng vào cuộc gặp Tổng thống Nga Ông Donald Trump mong muốn có thể gặp gỡ ông Vladimir Putin và cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề Triều Tiên. |
Canada ủng hộ giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên Ngày 1/11, Bộ trưởng Các vấn đề toàn cầu của Canada, bà Chrystia Freeland cho rằng, cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên cần giải ... |
Washington tuyên bố mở kênh liên lạc với Bình Nhưỡng Ngày 30/9, phát biểu với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Washington mở các ... |