Nhỏ Bình thường Lớn

Nhật Bản có động thái mới về quốc phòng, Trung Quốc và Hàn Quốc phản ứng ra sao?

Chiều ngày 16/12, Nội các Nhật Bản đã thông qua các dự thảo sửa đổi 3 văn bản quan trọng về quốc phòng. Ngay sau đó, hai quốc gia láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc đã có những phản ứng trước các thay đổi mới này của Tokyo.
Nội các Nhật Bản thông qua 3 văn kiện quan trọng về quốc phòng, Trung Quốc cảnh giác trước lập trường quốc phòng của Nhật Bản
Trong chiều ngày 16/12, ba văn bản lớn về quốc phòng đã được Nội các Nhật Bản thông qua, trong bối cảnh môi trường an ninh thế giới và khu vực phức tạp hiện nay - Ảnh minh họa. (Nguồn: JMSDF)

Ngày 16/12, Nội các Nhật Bản đã thông qua dự thảo sửa đổi của 3 văn bản quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng là Chiến lược An ninh Quốc gia sửa đổi, Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Quốc phòng Trung hạn.

Kể từ lần đầu được công bố vào tháng 12/2013, đây là lần đầu Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) được sửa đổi, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các chính sách đối ngoại và quốc phòng cơ bản của Nhật Bản.

Theo văn bản mới sửa đổi, Chính phủ Nhật Bản nhận định quốc gia này hiện đang phải đối mặt “với môi trường an ninh phức tạp nhất” kể từ Thế chiến II.

Để ứng phó với “sự tăng cường đáng kể các lực lượng tên lửa” của các quốc gia láng giềng cũng như “tự vệ tối thiểu”, bên cạnh phòng thủ tên lửa, Nhật Bản cho rằng cần sở hữu năng lực “thực hiện các cuộc phản công hiệu quả”. Đây là một sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Tokyo, trước vốn chỉ tập trung vào phòng vệ.

Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ hướng tới tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng hàng năm lên khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm tài khóa 2027.

Về Chiến lược Quốc phòng của Nhật Bản, tài liệu này sẽ thay thế cho Đại cương Chương trình Quốc phòng và định hướng cho chính sách quốc phòng Tokyo trong 10 năm tới.

Bên cạnh đó, Chương trình Quốc phòng Trung hạn sẽ thay thế cho chương trình tăng cường quốc phòng trung hạn hiện tại. Trong đó, văn bản đề cập tới tổng chi tiêu quốc phòng và khối lượng mua sắm các trang thiết bị quốc phòng quan trọng trong vòng 5 năm tới.

Cụ thể, Nhật Bản sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 43.000 tỷ Yen (khoảng 315 tỷ USD) trong giai đoạn 2023-2027, tăng 15.500 tỷ Yen so với giai đoạn 2019-2023.

Ngoài ra, 3 văn kiện trên còn một số mục tiêu khác như tăng cường phòng thủ mạng của Nhật Bản, tăng cường an ninh kinh tế và thúc đẩy hợp tác giữa các lực lượng vũ trang nước này.

Phản ứng trước việc Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng và nhận định Bắc Kinh là "thách thức chiến lược lớn nhất" trong các tài liệu quan trọng về quốc phòng được cập nhật ngày 16/12, Trung Quốc kêu gọi Tokyo hành động thận trọng trong lĩnh vực an ninh quân sự.

Trước đó, ngày 14/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định, Bắc Kinh đề nghị Nhật Bản “hành động dựa trên sự đồng thuận chính trị, theo đó hai nước là đối tác hợp tác và không gây ra mối đe dọa cho nhau”.

Trong khi đó, Hàn Quốc đã thể hiện sự phản đối mạnh mẽ trước tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản đối với quần đảo tranh chấp mà Seoul gọi là Dokdo, còn Tokyo gọi là Takeshima trong Chiến lược An ninh Quốc gia sửa đổi ngày 16/12.

Theo đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã yêu cầu loại bỏ tuyên bố chủ quyền nêu trên trong các văn kiện chiến lược quốc gia của Nhật Bản, đồng thời cho biết động thái này không đóng góp vào việc "xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai" của hai nước.

Vấn đề Triều Tiên: Hàn Quốc hối thúc Trung Quốc và Nga vào cuộc, G7 kêu gọi phản ứng mạnh mẽ hơn nữa

Vấn đề Triều Tiên: Hàn Quốc hối thúc Trung Quốc và Nga vào cuộc, G7 kêu gọi phản ứng mạnh mẽ hơn nữa

Ngày 21/11, ông Kim Gunn, Đặc phái viên Hàn Quốc phụ trách các vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, ...

Đặc phái viên Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản về Triều Tiên nhóm họp, lên 'nước cờ' ứng phó với tình hình mới

Đặc phái viên Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản về Triều Tiên nhóm họp, lên 'nước cờ' ứng phó với tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình Triều Tiên gia tăng căng thẳng, Đặc phái viên của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản về Triều Tiên lần ...

Vấn đề Đài Loan: Trung Quốc chỉ trích quan chức Nhật Bản, điều máy bay ném bom tới điểm nóng

Vấn đề Đài Loan: Trung Quốc chỉ trích quan chức Nhật Bản, điều máy bay ném bom tới điểm nóng

Bắc Kinh khẳng định vấn đề Đài Loan là ‘trọng tâm trong các lợi ích cốt lõi’ và cho rằng quan chức Tokyo ‘vi phạm ...

Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm nay?

Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm nay?

Chuyến công du của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi tới Bắc Kinh đã được hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản trao ...

Nhật Bản trở lại ‘đường đua’ sản xuất chip tiên tiến

Nhật Bản trở lại ‘đường đua’ sản xuất chip tiên tiến

Liên doanh Rapidus, một nhà sản xuất chip mới thành lập với sự hậu thuẫn của Chính phủ Nhật Bản đang tìm kiếm các khoản ...

(theo Kyodo/Reuters)