Các cuộc thăm dò dư luận gần đây đã chỉ ra rằng lạm phát vẫn là mối lo ngại, thậm chí là lớn nhất, đối với cử tri Nhật Bản. (Nguồn: EPA) |
Phiên họp sẽ kéo dài đến ngày 13/12, các đảng đối lập dự kiến sẽ tranh luận với chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio về tính hiệu quả của gói kích thích mà ông dự định hoàn thiện vào ngày 2/11 để trình Quốc hội. Các đảng đối lập cũng dự kiến sẽ thẩm vấn một số bộ trưởng mới, những người đảm nhận chức vụ quan trọng trong cuộc cải tổ Nội các vào tháng 9 vừa qua.
Trở thành tâm điểm tại kỳ họp lần này, tranh luận về đề xuất gói kích thích kinh tế của Thủ tướng Kishida nhằm giải quyết vấn đề lạm phát gia tăng. Các chuyên gia đánh giá, kinh tế sẽ là chủ đề cốt lõi của các cuộc thảo luận tại quốc hội lần này, vì các cuộc thăm dò dư luận gần đây đã chỉ ra rằng lạm phát vẫn là mối lo ngại, thậm chí là lớn nhất, đối với cử tri Nhật Bản.
Nhiều khả năng Tokyo sẽ phải đối mặt với các câu hỏi về một số vấn đề - từ các biện pháp kinh tế mới đến tài trợ ngân sách quốc phòng và chi tiêu an sinh xã hội, từ Ủy ban Ngân sách và các Nghị sỹ Quốc hội.
Giải quyết tác động của giá cả tăng cao đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Fumio Kishida. Các cuộc thăm dò dư luận công khai cho thấy xu hướng kinh tế đã ảnh hưởng đến uy tín của ông trong những tuần gần đây và liệu tỷ lệ ủng hộ thấp dành cho ông có tăng lên nữa hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Ngày 17/10, sau nhiều tuần tham vấn nội bộ, hai đảng trong liên minh cầm quyền Nhật Bản, bao gồm đảng Dân chủ tự do (LDP) và đảng Công Minh - đối tác cấp dưới Komeito, đã trình lên thủ tướng đề xuất về gói kinh tế.
Trên cơ sở những đề xuất này, ông Kishida sẽ đệ trình một kế hoạch chi tiết sơ bộ về các biện pháp điều hành kinh tế của chính phủ trước cả Hạ viện và Thượng viện Nhật Bản vào ngày 23/10, trước khi quyết định chính thức được đưa ra trong cuộc họp Nội các.
Thủ tướng Kishida đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải từ bỏ mô hình kinh tế được xây dựng dựa trên việc cắt giảm chi phí. Ông cho rằng cần phải trả lại thành quả tăng trưởng kinh tế cho cử tri, ám chỉ dữ liệu cho thấy doanh thu thuế của nhà nước đang gia tăng. Nhận xét của nhà lãnh đạo Nhật Bản đã làm dấy lên cuộc thảo luận về việc giảm thuế thu nhập hoặc thậm chí tạm thời giảm một nửa thuế tiêu dùng từ mức 10% xuống 5% hiện nay.
Mặc dù việc cắt giảm thuế sẽ không được đưa vào hai kiến nghị đệ trình ngày 17/10, nhưng nó vẫn sẽ là tâm điểm của các cuộc thảo luận trong liên minh Đảng cầm quyền.
Sau cuộc gặp với ông Kishida, Trưởng ban chính sách của đảng Công Minh Yosuke Takagi đã cân nhắc về tính hiệu quả của việc cắt giảm thuế thu nhập. Coi đây là một phương tiện để nâng cao thu nhập khả dụng của người lao động, trong khi người đồng cấp LDP Koichi Hagiuda cũng để ngỏ ý kiến không loại trừ khả năng điều đó xảy ra.
Tuy nhiên, Tổng thư ký LDP Toshimitsu Motegi đã né tránh các câu hỏi về chủ đề này. Ông Motegi nói với các phóng viên: “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải quyết định mục tiêu nào và nếu hiện tại chúng tôi đang ở trong tình huống tồi tệ, việc ưu tiên trước mắt là phải cải thiện nó”. Đồng thời, ông nói thêm: “Gói kích thích này nên bao gồm các biện pháp có tác động ngay lập tức".
Theo kế hoạch, nội dung cụ thể của gói kích thích kinh tế sẽ được hoàn thiện trong vài tuần tới sau những cuộc tranh luận nội bộ tiếp theo. Sau đó, chính phủ Nhật Bản sẽ chuyển sang trình Quốc hội một đề xuất ngân sách cần thiết để trang trải các khoản chi tiêu.
Vào ngày 19/10, đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDP) - đảng đối lập lớn nhất - đã trình bày một kế hoạch đối phó với gói kích thích kinh tế của liên minh cầm quyền. Lãnh đạo đảng CDP Kenta Izumi nhấn mạnh rằng việc hỗ trợ kinh tế nên hướng đến các hộ gia đình có thu nhập thấp và nuôi con nhỏ, đồng thời bao gồm các biện pháp giảm gánh nặng chi phí liên quan đến năng lượng đối với người dân.
Trước thềm phiên thảo luận quốc hội, Tổng thư ký Đảng Nippon Ishin no Kai, Fumitake Fujita, đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch của đảng LDP, coi đây là sự "phản bội" lại các chiến lược ngân sách mà đảng này theo đuổi từ lâu để lấy lòng cử tri.
Ông Fujita nói với các phóng viên: “Chúng tôi tin rằng đã đến lúc từ bỏ các hoạt động thiết lập các biện pháp thuế và trợ cấp đặc biệt ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả các hiệp hội ngành”. Dự kiến ông Ishin cũng sẽ đệ trình một kế hoạch kinh tế của đảng Nippon Ishin no Kai kêu gọi miễn phí bảo hiểm và giảm thuế tiêu dùng xuống còn 8%.
Diễn đàn Đầu tư thế giới lần thứ 8: Tập trung vào những thách thức đầu tư mà các nước đang phát triển phải đối mặt Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Diễn đàn Đầu tư thế giới (WIF) ... |
Xung đột Israel-Hamas: 'Diễn biến lạ' trên thị trường dầu mỏ, ván cờ lớn của Mỹ và Saudi Arabia? Cuộc xung đột Israel-Hamas cho đến nay vẫn chưa khiến giá năng lượng tăng vọt, đây có phải là một diễn biến khác thường? |
Giá vàng hôm nay 21/10/2023: Giá vàng thế giới tăng 'dữ dội', có thể phá mốc 2.000 USD, giá vàng SJC vượt 71 triệu đồng Giá vàng hôm nay 21/10/2023 chạm mức cao nhất trong ba tháng, trong đà ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, vì căng thẳng ... |
Giá cà phê hôm nay 21/10/2023: Giá cà phê liên tiếp tăng mạnh, nguồn cung rất đáng ngại, điều gì đang diễn ra trên thị trường? Sau phiên điều chỉnh giá cà phê trong nước, thị trường hàng thực tại Việt Nam hầu như không còn tình trạng loạn giá, xuất ... |
Kinh tế Nhật Bản 'mong manh', đồng Yen rơi xuống mức thấp nhất năm 2023 Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thấp hơn ước tính ban đầu trong quý II/2023 và tiền lương giảm trong tháng 7. |