Kinh tế Nhật Bản tránh được suy thoái. (Nguồn: Kyodo) |
Theo báo cáo trước đó, GDP của Nhật Bản giảm 0,4%, khiến nước này đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới đã duy trì trong hơn một thập kỷ.
Trong quý cuối năm ngoái, GDP được điều chỉnh theo lạm phát của Nhật Bản tăng 0,1% so với quý trước đó, trong khi được dự báo giảm 0,1%.
Chính phủ Nhật Bản vẫn đánh giá nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ vừa phải. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước chưa đủ mạnh do giá hàng hóa ngày càng tăng cao đã gây sức ép lên các hộ gia đình.
Tin liên quan |
Hàn Quốc: Đà phục hồi kinh tế chậm, xuất khẩu tăng trưởng nhanh |
Tiêu dùng cá nhân, đóng góp hơn một nửa quy mô nền kinh tế nước này, giảm 0,3% so với mức giảm 0,2% theo báo cáo trước. Mặt khác, chi phí vốn cũng đã tăng 2%, được điều chỉnh tăng từ mức giảm 0,1%.
Nhu cầu trong nước mạnh mẽ là chìa khóa để Ngân hàng trung uơng Nhật Bản (BoJ) đạt được mục tiêu lạm phát 2%, ngoài việc tiền lương tăng.
Giới chuyên gia nhận thấy, BoJ cần điều chỉnh chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ đã duy trì nhiều năm nhằm đạt được mục tiêu trên.
* Giữa bối cảnh đó, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản tiếp tục tăng vọt lên mức cao kỷ lục, vượt mức đỉnh được ghi nhận vào năm 1989.
Nhưng không giống như "cơn sốt" mua cổ phiếu đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư ở thời kỳ đỉnh điểm của bong bóng kinh tế trong hơn ba thập niên trước, hầu hết người dân Nhật Bản vẫn đứng ngoài cuộc trong thời gian này.
Lý do là họ nhận thấy rất ít lợi ích từ việc giá cổ phiếu tăng trong bối cảnh phải vật lộn để đối phó với lạm phát cao hơn và tiền lương sụt giảm.
Trong khi đó, nhiều người đang đầu tư dường như vẫn đang quan ngại về triển vọng kinh tế, trái ngược với sự lạc quan mạnh mẽ về nền kinh tế từng đánh dấu sự bùng nổ đầu tư trước đó.
Theo ông Tomoichiro Kubota, nhà phân tích thị trường cấp cao của Matsui Securities Co, 900.000 tài khoản đầu tư chứng khoán mới đã được mở tại 5 công ty môi giới trực tuyến lớn của Nhật Bản chỉ trong tháng 1/2024, phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc đầu tư của người dân Nhật Bản.
Ông nói: “Việc giới thiệu chương trình NISA mới đã mở rộng đáng kể cơ sở nhà đầu tư, vì hầu hết những người mở tài khoản NISA đều là những người chưa từng tham gia đầu tư chứng khoán trước đây. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là động lực chính thúc đẩy chỉ số Nikkei 225 tăng vượt ngưỡng 40.000 điểm".
(theo Kyodo)
| Có gì tại Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời lần đầu tổ chức ở Việt Nam? Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời Quy Nhơn - Q-FAIR 2024 diễn ra tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) từ ngày 9 ... |
| Trung Quốc thông báo chỉ số giá tiêu dùng mới, xoa dịu sức ép cho nền kinh tế Ngày 9/3, Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này tăng ... |
| Mỹ-Trung Quốc: Tương phản nhưng không tách rời Việc Mỹ và Trung Quốc xung đột về mặt chính trị và xã hội không có gì mới, nhưng vài năm gần đây, hai siêu ... |
| Hàn Quốc: Đà phục hồi kinh tế chậm, xuất khẩu tăng trưởng nhanh Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận lực cầu trong nước giảm, trong khi xuất khẩu gia tăng nhờ nhu cầu về chất bán dẫn. |
| Ấn Độ ký hiệp định thương mại tự do với 4 nước thành viên EFTA Theo thống kê, trong tài khóa 2022-2023, thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và 4 nước EFTA là 18,65 tỷ USD, thấp hơn mức ... |