Tàu sân bay hạng nhẹ Izumo của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản. (Nguồn: JMSDF) |
Việc sửa đổi Chiến lược An ninh Quốc gia, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia và Chương trình Quốc phòng trung hạn, trong đó có ý tưởng gây tranh cãi về việc cho phép Tokyo bắn và vô hiệu hóa tên lửa của đối phương trước khi chúng được phóng từ lãnh thổ nước ngoài, diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa đạn đạo và Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự.
Mặc dù, việc đề cập khả năng tấn công căn cứ của kẻ thù báo trước một sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của mình, Nhật Bản sẽ cam kết trong các tài liệu này rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách an ninh hoàn toàn theo hướng tự vệ và không trở thành một cường quốc quân sự.
Trong các tài liệu, Nhật Bản cũng khẳng định sẽ tăng cường sản xuất tên lửa tầm xa trong nước và mua tên lửa do nước ngoài sản xuất.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ coi các hoạt động quân sự của Trung Quốc là một "thách thức chiến lược" mà Tokyo nên đối phó thông qua sự phối hợp với các đồng minh và các quốc gia có cùng chí hướng.
Ba tài liệu trên là cơ sở cho các chính sách đối ngoại và an ninh của Nhật Bản.
Những nội dung sửa đổi dự kiến sẽ được Nội các của Thủ tướng Fumio Kishida phê duyệt sớm nhất vào ngày 16/12 tới. Các nội các trước đây của Nhật Bản đưa ra lập trường rằng, nước này không sở hữu năng lực phản công và Nhật Bản dựa vào đồng minh an ninh chủ chốt là Mỹ để phòng thủ.
| Trung Quốc khẳng định là đối tác hợp tác tự nhiên với GCC, muốn đẩy mạnh giao dịch dầu mỏ và khí đốt bằng Nhân dân tệ Ngày 9/12, tại Riyadh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, nước này và các quốc gia vùng Vịnh nên tận dụng tối ... |
| Tứ kết World Cup 2022: Kịch tính tới phút chót, Hà Lan chơi 'tất tay' vẫn không thắng nổi 'thần may rủi', xác định cặp đấu bán kết đầu tiên Trên chấm sút phạt đầy may rủi này, Argentina đã chiến thắng nhờ những pha bắt penalty thành công của thủ môn Emiliano Martinez. Xác ... |
| Xung đột Nga-Ukraine còn kéo dài một thời gian nữa, Amsterdam đã có kế hoạch giải quyết khủng hoảng năng lượng Chính phủ Hà Lan có kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân mới gần biên giới Bỉ để giảm sự phụ thuộc ... |
| Bản chất của áp giá trần dầu Nga - Hình thức trừng phạt kiểu mới sẽ chặn đứng nguồn tiền của Moscow? Bản chất của ý tưởng áp giá trần dầu Nga là cấm vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu của Nga bằng đường biển ... |