Nhật Bản tăng cường khả năng phòng thủ

Động thái mới đây của nội các Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực quốc phòng cho thấy Tokyo đang ngày càng quyết liệt hơn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia trước nhiều mối đe dọa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhat ban tang cuong kha nang phong thu Nhật Bản mong muốn thúc đẩy giao lưu văn hóa với ASEAN
nhat ban tang cuong kha nang phong thu Nhật Bản tiêu hủy 210.000 gia cầm

Nội các Nhật Bản vừa thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng kỷ lục cho tài khóa 2017. Động thái này được cho là nhằm nâng cao khả năng của Tokyo ứng phó với các mối đe dọa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và hành động ngày càng quyết liệt trên biển của Trung Quốc.

Ngân sách quốc phòng kỷ lục

Ngày 22/12, nội các Nhật Bản đã nhất trí thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2017, theo đó nâng mức chi tiêu quốc phòng cho năm thứ 5 liên tiếp lên mức kỷ lục 5,13 nghìn tỷ Yen (tương đương 43,6 tỷ USD), tăng 1,4% so với mức chi tiêu của tài khóa 2016.

nhat ban tang cuong kha nang phong thu
Tổng chi ngân sách tài khóa 2017 của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục là 97,45 nghìn tỷ Yen. (Nguồn: IBT)

Dự thảo ngân sách này cũng bao gồm các khoản chi cho kế hoạch thành lập một lực lượng đổ bộ giống mô hình lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ vào cuối tài khóa 2017, tính đến tháng 3/2018 và một hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo mới được bố trí trên biển.

Lần đầu tiên, dự thảo ngân sách dành 14,7 tỷ Yen cho tên lửa đánh chặn SM -3 Block 2A thế hệ mới được bố trí trên tàu, do Nhật Bản và Mỹ hợp tác phát triển.

Tổng chi ngân sách tài khóa 2017 của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục là 97,45 nghìn tỷ Yen.

Duy trì vị thế quốc tế

Các nhà phân tích cho rằng, việc nội các Nhật Bản thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng kỷ lục cho tài khóa 2017 là điều không gây ngạc nhiên, bởi ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đã liên tục tăng từ năm 2013, sau khi Thủ tướng Shinzo Abe trở lại nắm quyền vào tháng 12/2012.

Đứng trước những thay đổi căn bản của cục diện thế giới, sự cạnh tranh sức mạnh của các cường quốc tại châu Á-Thái Bình Dương, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những thay đổi mang tính bước ngoặt trong chính sách quốc phòng nhằm đưa cường quốc kinh tế ở khu vực châu Á này trở thành một quốc gia năng động hơn về an ninh quốc phòng trong khu vực và trên thế giới.

Để bảo đảm an ninh, vực dậy nền kinh tế và duy trì vị thế quốc tế của Nhật Bản, Thủ tướng Abe sẽ phải nỗ lực để tối đa hóa năng lực, tầm ảnh hưởng và vai trò của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới bằng nhiều cách khác nhau. Một trong số đó là tận dụng tối đa nguồn lực quân sự mà Nhật Bản hiện có.

Do đó, lộ trình tăng sức mạnh quân sự đã được Tokyo vạch ra rất cụ thể từ nhiều năm nay. Đầu tiên là nâng mức đầu tư ngân sách quốc phòng để trang bị vũ khí hiện đại, đào tạo lực lượng phù hợp với tình hình an ninh mới. Ngân sách cũng được phân bổ để tăng sức mạnh bảo vệ bờ biển ở các đảo Miyakojima và Amami Oshima phía Nam Nhật Bản nhằm xoa dịu lo ngại của dư luận trước những hành động quyết đoán hơn của người láng giềng Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Ngoài ra, việc Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo hướng về phía vùng biển Nhật Bản, đồng thời tiến hành sử dụng vũ khí hạt nhân cũng khiến Nhật Bản phải lựa chọn thế chủ động trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa tầm xa.

Ngoài các vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển, chủ nghĩa khủng bố cũng đang gia tăng ở quy mô toàn cầu. Thêm vào đó, nạn cướp biển cũng đang hoành hành trên nhiều vùng biển, đặc biệt ở khu vực vịnh Aden và eo biển Malacca đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tự do hàng hải. Trong khi đó, nhiều tuyến vận tải biển trọng yếu với nền kinh tế nhập khẩu năng lượng như Nhật Bản lại buộc phải xuyên qua các vùng biển trên, nhất là các đội tàu chuyên chở dầu mỏ. Chính vì vậy, một lực lượng quân sự chủ động hơn và đủ mạnh nhằm bảo đảm chiến lược kinh tế là hiện thực để chính quyền Nhật Bản theo đuổi.

Năm 2015, Nhật Bản cũng đã thông qua luật mở rộng phạm vi hoạt động ở nước ngoài của các lực lượng phòng vệ (SDF), trong đó cho phép SDF có nhiệm vụ bảo vệ các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, trong trường hợp bị tấn công. Chuyến thăm của Thủ tướng Abe đến Washington tháng 4/2015 và chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong hai ngày 6 và 7/12 vừa qua cũng đã góp phần làm sâu đậm hơn hợp tác quân sự Nhật Bản - Mỹ.

Những thay đổi nêu trên cho thấy, chính quyền Nhật Bản đang khao khát “đưa Nhật Bản mạnh mẽ trở lại”, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong lĩnh vực an ninh khu vực. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, việc Nhật Bản gia tăng sức mạnh quân sự sẽ thúc đẩy Trung Quốc, Nga, và Triều Tiên có hành động tương xứng.

Chính vì vậy, việc gia tăng phòng vệ và nâng cao năng lực quốc phòng của xứ Mặt trời mọc trên cơ sở tăng chi tiêu quốc phòng không chỉ dự báo về một cuộc đua ngân sách mà còn cho thấy các cuộc xung đột vốn đang tiềm tàng trong khu vực ngày càng gia tăng.

nhat ban tang cuong kha nang phong thu Giáo dục lòng yêu nước: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và Nga

Nhật Bản và Nga là hai nước rất chú trọng, quan tâm và có nhiều phương pháp giáo dục lòng yêu nước cho các thế ...

nhat ban tang cuong kha nang phong thu Hợp tác duy trì hòa bình trên Biển Đông là lợi ích của tất cả các quốc gia

Hội thảo quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Hậu phán quyết của Tòa trọng tài ở La Hay (Hà Lan): Tương lai hàng ...

nhat ban tang cuong kha nang phong thu Mỹ - Nhật - Hàn hợp tác trừng phạt Triều Tiên

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc hội đàm giữa các đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản, ngày 13/12 ...

Thanh Lâm (theo Japan Times, AP)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 13/11. Lịch âm 13/11/2024? Âm lịch hôm nay 13/11. Lịch vạn niên 13/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Xem tử vi 13/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 13/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi hôm nay 13/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Sáng 12/11 giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường rời tại thủ đô Santiago, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile từ 9-11/11.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào ...
Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Sáng 12/11 giờ địa phương, tại thủ đô Santiago, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến Đại học Chile để trao đổi với các giảng viên, sinh viên tại đây.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Phiên bản di động